Các cuộc điều tra ngầm của cảnh sát bang New South Wales của Australia cho thấy các băng nhóm thanh thiếu niên mang dáng dấp các băng đảng Mỹ đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Sydney.
Cảnh sát lo ngại rằng làn sóng xung đột, bạo hành, quậy phá và doạ nạt từ các thành phần vô lại non choẹt của thập niên 1990 có nguy cơ sống dậy.
Được biết, các băng này nổi lên tại nhiều khu phố, tụ tập những thanh thiếu niên từ nhiều sắc tộc khác nhau và có tên chỉ mới 12 tuổi. Mỗi băng lại sử dụng các loại áo sơmi với màu sắc đặc trưng nào đó hay các loại khăn choàng cổ để dễ nhận diện đồng bọn.
Những thành phần bất hảo trẻ tuổi này ngày càng lộng hành và tạo ra tình trạng hỗn loạn tại Sydney.
Những kẻ du thủ du thực này cướp bóc của cả những đứa trẻ 10 tuổi, lột từ điện thoại di động cho đến các đôi giày hợp thời trang. Bọn chúng "càn quét" các khu ngoại ô, tìm bất cứ chỗ nào có tiệc tùng là lao vào làm khách không mời, vừa ăn uống phè phỡn vừa kiếm cớ gây sự.
Hiện không có thống kê chính xác có bao nhiêu băng nhóm như thế tại Sydney và nhiều người lo ngại con số này có thể lên đến hàng trăm. Đa số đều tin rằng hầu hết mỗi vùng đều có một băng. Cảnh sát đã nhận diện một số băng nhóm chính dựa vào yếu tố sắc tộc hay địa bàn hoạt động của chúng.
Có nhiều băng mọc lên như nấm, thành lập cũng nhanh nhưng giải tán cũng chóng. Tuy nhiên, khi các băng này giải tán thì các thành viên của nó đã "trưởng thành" trên con đường phạm pháp, trở thành những tên tội phạm nghiêm trọng và tinh vi hơn.
Các "street gang" này được xem là các tổ chức dự bị của các băng đảng thực sự như các băng bikier (các nhóm xăm trổ, thích đi xe phân khối lớn) hoặc các mạng lưới ma túy.
Phó Tư lệnh cảnh sát NSW Nick Kaldas cho biết họ quan tâm nhất đến băng "Phong trào Anh em Hồi giáo" vì khuynh hướng phạm tội rất nghiêm trọng và dữ dằn. Trong khi đó, các luồng di dân từ các quốc đảo ở Thái Bình Dương và các quốc gia châu Phi như Somalia, Sudan đã làm cho vấn nạn này nghiêm trọng hơn.
Sau một loạt những vụ va chạm đầy tính bạo lực, cảnh sát đã thành lập các nhóm đặc nhiệm vào năm ngoái để đối phó với nạn băng đảng trong trường học hay trên đường phố.
Chiến dịch này bao gồm việc tăng cường tuần tra tại các nhà ga, đường phố, tại các khu vực cấm lai vãng, thẩm vấn đầu lĩnh các băng đảng, cũng như phụ huynh. Đồng thời, cảnh sát cũng ra thông báo cảnh cáo và sắp xếp lại lịch trình của các tuyến xe bus để các băng này khỏi "chạm trán" nhau.
Hiện Ủy ban Cải cách tư pháp NSW đã đưa ra những đề nghị cải tổ sâu rộng nhằm gia tăng quyền hạn của cảnh sát, để họ có thể đối phó hiệu quả với tình trạng băng đảng đường phố./.
Cảnh sát lo ngại rằng làn sóng xung đột, bạo hành, quậy phá và doạ nạt từ các thành phần vô lại non choẹt của thập niên 1990 có nguy cơ sống dậy.
Được biết, các băng này nổi lên tại nhiều khu phố, tụ tập những thanh thiếu niên từ nhiều sắc tộc khác nhau và có tên chỉ mới 12 tuổi. Mỗi băng lại sử dụng các loại áo sơmi với màu sắc đặc trưng nào đó hay các loại khăn choàng cổ để dễ nhận diện đồng bọn.
Những thành phần bất hảo trẻ tuổi này ngày càng lộng hành và tạo ra tình trạng hỗn loạn tại Sydney.
Những kẻ du thủ du thực này cướp bóc của cả những đứa trẻ 10 tuổi, lột từ điện thoại di động cho đến các đôi giày hợp thời trang. Bọn chúng "càn quét" các khu ngoại ô, tìm bất cứ chỗ nào có tiệc tùng là lao vào làm khách không mời, vừa ăn uống phè phỡn vừa kiếm cớ gây sự.
Hiện không có thống kê chính xác có bao nhiêu băng nhóm như thế tại Sydney và nhiều người lo ngại con số này có thể lên đến hàng trăm. Đa số đều tin rằng hầu hết mỗi vùng đều có một băng. Cảnh sát đã nhận diện một số băng nhóm chính dựa vào yếu tố sắc tộc hay địa bàn hoạt động của chúng.
Có nhiều băng mọc lên như nấm, thành lập cũng nhanh nhưng giải tán cũng chóng. Tuy nhiên, khi các băng này giải tán thì các thành viên của nó đã "trưởng thành" trên con đường phạm pháp, trở thành những tên tội phạm nghiêm trọng và tinh vi hơn.
Các "street gang" này được xem là các tổ chức dự bị của các băng đảng thực sự như các băng bikier (các nhóm xăm trổ, thích đi xe phân khối lớn) hoặc các mạng lưới ma túy.
Phó Tư lệnh cảnh sát NSW Nick Kaldas cho biết họ quan tâm nhất đến băng "Phong trào Anh em Hồi giáo" vì khuynh hướng phạm tội rất nghiêm trọng và dữ dằn. Trong khi đó, các luồng di dân từ các quốc đảo ở Thái Bình Dương và các quốc gia châu Phi như Somalia, Sudan đã làm cho vấn nạn này nghiêm trọng hơn.
Sau một loạt những vụ va chạm đầy tính bạo lực, cảnh sát đã thành lập các nhóm đặc nhiệm vào năm ngoái để đối phó với nạn băng đảng trong trường học hay trên đường phố.
Chiến dịch này bao gồm việc tăng cường tuần tra tại các nhà ga, đường phố, tại các khu vực cấm lai vãng, thẩm vấn đầu lĩnh các băng đảng, cũng như phụ huynh. Đồng thời, cảnh sát cũng ra thông báo cảnh cáo và sắp xếp lại lịch trình của các tuyến xe bus để các băng này khỏi "chạm trán" nhau.
Hiện Ủy ban Cải cách tư pháp NSW đã đưa ra những đề nghị cải tổ sâu rộng nhằm gia tăng quyền hạn của cảnh sát, để họ có thể đối phó hiệu quả với tình trạng băng đảng đường phố./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)