Các cổ đông thiểu số của Tranglo kiện TNG Fintech, Alex Kong và Takis Wong về việc ngăn cản kinh doanh

KUALA LUMPUR, MALAYSIA – Media OutReach – Ngày 23 tháng 12 năm 2019 – Các cổ đông thiểu số của Tranglo Sdn Bhd (Tranglo), một công ty fintech của Malaysia đã đệ đơn kiện TNG Fintech Group Inc (TNG Fintech), công ty đã mua 60% cổ phần của Tranglo từ liên kết chính phủ, công ty quản lý quỹ […]

KUALA LUMPUR, MALAYSIA – Media OutReach – Ngày 23 tháng 12 năm 2019 – Các cổ đông thiểu số của Tranglo Sdn Bhd (Tranglo), một công ty fintech của Malaysia đã đệ đơn kiện TNG Fintech Group Inc (TNG Fintech), công ty đã mua 60% cổ phần của Tranglo từ liên kết chính phủ, công ty quản lý quỹ đầu tư tư nhân Ekuinas vào tháng 10 năm 2018.

Bị cáo cũng có tên trong vụ kiện là Alexander Kong King Ong (hay còn gọi là Alex Kong), Wong Wing Chi (còn gọi là Takis Wong), đồng sáng lập của Tranglo Sia Hui Yong và Tranglo Sdn Bhd. Cả Alex Kong và Takis Wong đều có chân trong hội đồng quản trị của Tranglo, với tư cách là đại diện của TNG Fintech, sau khi công ty thực hiện việc mua lại 60% cổ phần của Tranglo Sdn Bhd.

Vụ kiện xảy ra sau một loạt các sự kiện gây cản trở nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh, bao gồm cả việc TNG Fintech từ chối kế hoạch tài chính được phê duyệt của Tranglo và sự chậm trễ vô lý trong việc đăng ký đối tác ngân hàng mới.

TNG Fintech cũng đã cố gắng đưa em gái của Alex Kong như một người có quyền theo dõi và ký tất cả các tài khoản ngân hàng được duy trì bởi Tranglo. Ngoài ra, Alex Kong và Takis Wong đã từ chối chi trả cổ tức cho các cổ đông, mặc dù công ty hoạt động lành mạnh, có lãi.

Sáu yêu cầu được lặp đi lặp lại nhiều lần của các cổ đông thiểu số về một thỏa thuận cổ đông được ký kết đã bị TNG Fintech do Alex Kong và Takis Wong đại diện từ chối. Được biết, TNG Fintech có đăng ký kinh donh tại Quần đảo Virgin thuộc Anh, có trụ sở tại Hồng Kông và được kiểm soát bởi Alex Kong.

Các dự án kinh doanh trước đây của Alex Kong là Next Millennium Sdn Bhd và Asia Travelmart Sdn Bhd, đã bị Chính phủ Malaysia và Công ty Công viên công nghệ Malaysia (Technology Park Malaysia Sdn Bhd) đình chỉ vì không nộp thuế và trả tiền thuê nhà. Alex Kong cũng đã bị ghi nhận có hai vụ phá sản cá nhân, một ở Malaysia và một ở Hồng Kông.

Trong khi TNG Fintech đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 11 tháng 9 năm 2017 về việc hoàn thành khoản tài trợ Series A trị giá 115 triệu USD, thì Alex Kong đã thừa nhận trong một email vào ngày 8 tháng 4 năm 2019 gửi cho Ngân hàng Trung ương Malaysia (Bank Negara Malaysia) thông báo rằng, khoản tài trợ này không bao giờ được thực hiện.

Vụ kiện được Impiro Asia Ltd và Mohammad Hassan Rasheed Gharaybeh (những cổ đông cùng nhau nắm giữ 13,6% cổ phần của Tranglo) khởi kiện. Trong quá trình mua lại, thông qua Alex Kong, TNG Fintech đã đưa ra cam kết và đảm bảo với Ngân hàng Trung ương Malaysia rằng, họ sẽ mua cổ phần thiểu số trước ngày 1 tháng 2 năm 2019.

Ông Simon Landsheer, Giám đốc của Impiro Asia Ltd cho biết: “Các ngân hàng ở Malaysia đã từng cảnh báo và hỏi về lý do tại sao chúng tôi lại trọng dụng một giám đốc (Alex Kong) có lịch sử phá sản như vậy. Và bây giờ, tình hình tại Tranglo đã xấu đi đến mức ban quản lý và nhân viên buộc phải phản ứng trước các đòi hỏi từ Alex Kong với yêu cầu thực thi nghĩa vụ ủy thác của mình đối với Tranglo. Các yêu cầu như thông tin được cung cấp và ở định dạng cụ thể trong thời gian quay vòng ngắn không góp phần vào hoạt động sản xuất có hiệu quả. Do đó, Tranglo có thể bỏ lỡ mục tiêu đạt giá trị xử lý, gia công trị giá tới 3 tỷ USD đến năm 2020”.

Ông Simon Landsheer cho biết thêm: “Ngoài việc cản trở hoạt động kinh doanh, các cuộc đàm phán để mua lại cổ phần thiểu số của chúng tôi cũng không được thực hiện một cách có thiện chí. Tất cả 5 đề xuất nhận được yêu cầu cổ đông thiểu số từ bỏ đại diện trong hội đồng quản trị ngay khi Thỏa thuận bán cổ phần được ký kết. Các cấu trúc thanh toán được đề xuất phụ thuộc vào việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của TNG Fintech tại Mỹ. Điều này đã không xảy ra như tuyên bố của Alex Kong. Dựa trên hành động của Alex Kong, các cố gắng loại bỏ và cách đối xử với các giám đốc đại diện cho lợi ích của cổ đông thiểu số và lịch sử của ông ta, chúng tôi không tin tưởng vào đề xuất ban đầu của TNG Fintech về việc thực hiện IPO và giá trị thực của cổ phiếu được hoán đổi”.

Các cổ đông thiểu số đang tìm kiếm cổ tức cần phải được trả và Tranglo sẽ bị tổn thương do mối quan hệ làm việc không thể kiểm soát được với TNG Fintech.

Media OutReach hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.

Tin cùng chuyên mục