Sáng 21/7, các cử tri Nhật Bản bắt đầu đến các đơn vị bầu cử để bỏ những lá phiếu đầu tiên nhằm lựa chọn ra 121 ghế tại Thượng viện Nhật Bản trong số 433 ứng cử viên chính thức nộp đơn tranh cử lần này.
Theo thông lệ, một nửa trong số 242 ghế tại cơ quan lập pháp này được bầu lại ba năm một lần. Trong số 121 ghế được bầu lại lần này, 73 ghế sẽ thuộc về các ứng cử viên đến từ các đơn vị bầu cử tại 47 tỉnh trong khi 48 ghế còn lại được chọn ra từ hệ thống bầu cử theo tỷ lệ ủng hộ chính đảng trên phạm vi cả nước. Như vậy, các cử tri cùng lúc sẽ bỏ phiếu cho hai hệ thống bầu cử.
Cuộc điều tra dư luận mới đây do hãng tin Kyodo tiến hành cho thấy liên minh cầm quyền do LDP đứng đầu dự kiến sẽ giành được đa số an toàn tại Thượng viện, đảm bảo ít nhất 129 ghế, trong đó có 59 ghế không phải bầu lại lần này.
[Nhật Bản: LDP có thể giành đa số tại Thượng viện]
Một kết quả như vậy cũng cho phép liên minh cầm quyền kiểm soát tất cả các ủy ban thường vụ cũng như Thượng viện, tạo thuận lợi cho việc thông qua các dự thảo mà trong bối cảnh liên minh này đã nắm trong tay Hạ viện đầy quyền lực.
Bầu cử Thượng viện ngày 21/7 là cuộc bầu cử toàn quốc đầu tiên kể từ khi ông Abe nhận nhiệm sở hồi tháng 12/2012. Đây cùng là một “phép thử” quan trọng đối với Thủ tướng Shinzo Abe sau 7 tháng cầm quyền.
Tính đến thời điểm hiện nay, dường như “phép thử” ấy phần nào đang tiến tới một kết quả có lợi cho LDP và cá nhân ông Abe.
Trong ngày tranh cử cuối cùng 20/7, Thủ tướng Abe đã chọn quận Akihabara nơi giới trẻ Nhật Bản chen chúc mua sắm đồ điện tử và các sản phẩm hoạt hình để làm chặng dừng chân cuối cùng sau 2 tuần tranh cử chính thức.
Tại đây, một lần nữa, Thủ tướng Abe đã nhắc đến các chính sách kinh tế mang tên Abenomics vốn đã góp phần mang lại vinh quang cho LDP trong cuộc bầu cử Hội đồng thành phố Tokyo hồi cuối tháng 6/2013 và đây cũng là đòn bẩy giúp LDP thêm tự tin trước thềm bầu cử Thượng viện.
Với sự ủng hộ dành cho ông Abe và LDP ở mức khá cao, vị thủ tướng chủ trương giải quyết triệt để “một quốc hội chia rẽ” nhằm giành quyền kiểm soát Thượng viện cùng đối tác trong liên minh, đảng Công minh Mới.
Những vấn đề nổi cộm được đặt ra trước và sau cuộc bầu cử bao gồm vấn đề phục hồi kinh tế Nhật Bản sau hàng thập kỷ giảm phát, sửa đổi bản Hiến pháp hòa bình trong bối cảnh an ninh có nhiều thay đổi, tái khởi động các lò phản ứng ngừng hoạt động sau sự cố hạt nhân và tham gia đàm phán thỏa thuận thương mại tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây cũng là những vấn đề được Thủ tướng Abe đặc biệt quan tâm và nỗ lực đạt được sau bầu cử.
Trong khi đó, các đảng đối lập chỉ trích chính sách kinh tế của ông Abe và bày tỏ quan ngại về sự thống trị của LDP. Phát biểu trước đám đông ở Hiroshima, Chủ tịch đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) Banri Kaieda cho biết sinh mệnh của người dân phụ thuộc vào cuộc bầu cử lần này. Ông này cho rằng “không thể đặt nền chính trị vào tay ông Abe.”
Trong khi đó, đồng lãnh đạo đảng Hội duy tân Nhật Bản Toru Hashimoto lại lên tiếng cảnh báo sự thống trị của LDP và nhấn mạnh tầm quan trọng của một chính đảng đối lập mới đóng vai trò kiềm chế phe cầm quyền.
Dự kiến, các địa điểm bỏ phiếu sẽ chính thức đóng cửa vào lúc 8 giờ tối cùng ngày và kết quả sơ bộ sẽ được công bố sau khi đa số phiếu được kiểm vào đêm 21/7./.
Theo thông lệ, một nửa trong số 242 ghế tại cơ quan lập pháp này được bầu lại ba năm một lần. Trong số 121 ghế được bầu lại lần này, 73 ghế sẽ thuộc về các ứng cử viên đến từ các đơn vị bầu cử tại 47 tỉnh trong khi 48 ghế còn lại được chọn ra từ hệ thống bầu cử theo tỷ lệ ủng hộ chính đảng trên phạm vi cả nước. Như vậy, các cử tri cùng lúc sẽ bỏ phiếu cho hai hệ thống bầu cử.
Cuộc điều tra dư luận mới đây do hãng tin Kyodo tiến hành cho thấy liên minh cầm quyền do LDP đứng đầu dự kiến sẽ giành được đa số an toàn tại Thượng viện, đảm bảo ít nhất 129 ghế, trong đó có 59 ghế không phải bầu lại lần này.
[Nhật Bản: LDP có thể giành đa số tại Thượng viện]
Một kết quả như vậy cũng cho phép liên minh cầm quyền kiểm soát tất cả các ủy ban thường vụ cũng như Thượng viện, tạo thuận lợi cho việc thông qua các dự thảo mà trong bối cảnh liên minh này đã nắm trong tay Hạ viện đầy quyền lực.
Bầu cử Thượng viện ngày 21/7 là cuộc bầu cử toàn quốc đầu tiên kể từ khi ông Abe nhận nhiệm sở hồi tháng 12/2012. Đây cùng là một “phép thử” quan trọng đối với Thủ tướng Shinzo Abe sau 7 tháng cầm quyền.
Tính đến thời điểm hiện nay, dường như “phép thử” ấy phần nào đang tiến tới một kết quả có lợi cho LDP và cá nhân ông Abe.
Trong ngày tranh cử cuối cùng 20/7, Thủ tướng Abe đã chọn quận Akihabara nơi giới trẻ Nhật Bản chen chúc mua sắm đồ điện tử và các sản phẩm hoạt hình để làm chặng dừng chân cuối cùng sau 2 tuần tranh cử chính thức.
Tại đây, một lần nữa, Thủ tướng Abe đã nhắc đến các chính sách kinh tế mang tên Abenomics vốn đã góp phần mang lại vinh quang cho LDP trong cuộc bầu cử Hội đồng thành phố Tokyo hồi cuối tháng 6/2013 và đây cũng là đòn bẩy giúp LDP thêm tự tin trước thềm bầu cử Thượng viện.
Với sự ủng hộ dành cho ông Abe và LDP ở mức khá cao, vị thủ tướng chủ trương giải quyết triệt để “một quốc hội chia rẽ” nhằm giành quyền kiểm soát Thượng viện cùng đối tác trong liên minh, đảng Công minh Mới.
Những vấn đề nổi cộm được đặt ra trước và sau cuộc bầu cử bao gồm vấn đề phục hồi kinh tế Nhật Bản sau hàng thập kỷ giảm phát, sửa đổi bản Hiến pháp hòa bình trong bối cảnh an ninh có nhiều thay đổi, tái khởi động các lò phản ứng ngừng hoạt động sau sự cố hạt nhân và tham gia đàm phán thỏa thuận thương mại tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây cũng là những vấn đề được Thủ tướng Abe đặc biệt quan tâm và nỗ lực đạt được sau bầu cử.
Trong khi đó, các đảng đối lập chỉ trích chính sách kinh tế của ông Abe và bày tỏ quan ngại về sự thống trị của LDP. Phát biểu trước đám đông ở Hiroshima, Chủ tịch đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) Banri Kaieda cho biết sinh mệnh của người dân phụ thuộc vào cuộc bầu cử lần này. Ông này cho rằng “không thể đặt nền chính trị vào tay ông Abe.”
Trong khi đó, đồng lãnh đạo đảng Hội duy tân Nhật Bản Toru Hashimoto lại lên tiếng cảnh báo sự thống trị của LDP và nhấn mạnh tầm quan trọng của một chính đảng đối lập mới đóng vai trò kiềm chế phe cầm quyền.
Dự kiến, các địa điểm bỏ phiếu sẽ chính thức đóng cửa vào lúc 8 giờ tối cùng ngày và kết quả sơ bộ sẽ được công bố sau khi đa số phiếu được kiểm vào đêm 21/7./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)