Các danh nhân thế giới sinh năm ngựa

Điểm mặt các danh nhân thế giới sinh năm con ngựa

Newton, Chopin, James Joyce, Rembrandt...  đều là các danh nhân cầm tinh con ngựa.

Theo tử vi, tính cách người sinh năm Ngọ thường rộng rãi, hào phóng, mẫn tiệp, giỏi đối đáp, có tài ngoại giao, sức quan sát tốt, đặc biệt, tinh thần độc lập luôn thúc đẩy họ bắt đầu sự nghiệp của mình từ rất sớm.

Nhân năm Giáp Ngọ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách danh nhân thế giới sinh năm con ngựa.

PIERRE CORNELLE (1606-1684): Là nhà viết kịch Pháp, sinh năm Bính Ngọ. Ông từng làm luật sư nhưng rất đam mê văn thơ. Từ năm 1629-1634, ông viết nhiều vở kịch nhưng chưa nổi tiếng lắm. Năm 30 tuổi, ông thành công rực rỡ với vở kịch ''Le Cid'' (1636).

Ông chính là người sáng lập ra bi kịch cổ điển Pháp.

HARMENS REMBRANDT (1606-1669): Sinh năm Bính Ngọ, đây là nhà hội hoạ đồng thời là nhà điêu khắc danh tiếng của Hà Lan trong thế kỷ 19. Năm 18 tuổi, ông học vẽ tranh ở Amsterdam và sống rất vương giả. Từ khi vợ mất, ông khủng hoảng tinh thần và bắt đầu vẽ những bức tranh không ai hiểu nổi.

Sau khi qua đời, ông để lại hơn 600 bức tranh, trong đó có những tuyệt tác được bảo tồn cho đến ngày nay.

ISAAC NEWTON (1642-1727): Sinh năm Nhâm Ngọ, nhà bác học và cũng là nhà toán học danh tiếng của nước Anh.

Lúc còn là sinh viên, ông đã tìm ra công thức toán học và tồn tại cho đến ngày nay, đó chính là nhị thức NEWTON. Sau này ông trở thành giáo sư toán ở đại học Cambridge.

Năm 1687, ông xuất bản sách Quang học và khảo luận về cách tính đường cong, trong đó có cách tính vi phân.

Ông mất năm 1727 bởi chứng kết thạch.

ANDRE CHERNIER (1762-1794): Sinh năm Nhâm Ngọ, ông nhà thơ Pháp cuối thế kỷ 18, là con của một viên chức ngoại giao cao cấp Pháp và một phụ nữ Hy Lạp. Ông cũng làm ở ngành ngoại giao.

Khi cách mạng tư sản Pháp bùng nổ, ông phấn khởi chào đón nền tự do dân chủ, nhưng về sau ông chống lại phái Jacobins nên bị bắt đem xử chém, lúc mới 32 tuổi.

Ông từng sáng tác nhiều thơ, trong đó có thơ trào phúng và đả kích.

LUDWIG BORNE (1786-1887): Sinh năm Bính Ngọ, là nhà văn, nhà phê bình và viết báo chính trị ở Đức. Ông có nguồn gốc là Do Thái nhưng sau đó bỏ tên Do Thái lấy tên Đức để viết văn chuyên nghiệp.

Bị lôi cuốn vào cách mạng Pháp (1830) nên ông di cư sang Paris và trở thành nhà văn dân chủ cách mạng, tiêu biểu cho tư tưởng duy tâm không tưởng.

JULES MICHELET (1798-1874): Sinh năm Mậu Ngọ, nhà sử học và nhà văn Pháp. Thời thơ ấu rất nghèo khổ. Học giỏi, đậu thạc sĩ, làm việc ở Vụ lưu trữ Quốc gia. Viết bộ lịch sử nước Pháp (Histoire de France) và bộ lịch sử cách mạng (Histoire de Révolution). Ông quan viết sử là làm sống lại toàn diện trên cơ sở tư liệu rất nghiêm tục về mọi mặt kể cả địa lý.


AGUST COMTE (1798-1857)
: Sinh năm Mậu Ngọ, là nhà triết học và xã hội tư sản Pháp, có ảnh hưởng đến những nhà phê bình và nhà văn hiện thực và tự nhiên chủ nghĩa.

Ông là người sáng lập ra thực chứng luận (positivisme) và triết học duy tân chủ nghĩa. Ông chủ trương bảo vệ chủ nghĩa tư bản chống đấu tranh giai cấp.

GIACOMO LEOPARDI (1798-1837): Sinh năm Mậu Ngọ, nhà thơ Italy thời kỳ lãng mạn. Xuất thân từ gia đình quý tộc bảo thủ, ông học rộng, thông thạo nhiều thứ tiếng.

Năm 20 tuổi, ông bị thất tình. Đến năm 24 tuổi, bỏ nhà đi lang thang và cuối cùng tìm danh vọng trong văn chương.

Ông qua đời năm 39 tuổi, để lại nhiều tác phẩm nghiêm cứu và phê bình, nhiều luận văn triết học yếm thế và bi quan. Tác phẩm chính của oonh gồm ''Gởi nước Italy'' viết năm 1818 và ''Viết trên đài kỷ niệm Dante'' năm 1820.

ADAM MICKIENICZ (1798-1855): Sinh năm Mậu Ngọ, thi sỹ danh tiếng nhất Ba Lan trong nửa đầu thế kỷ 19. Ông thuộc gia đình quý tộc, có tư tưởng tự do phóng khoáng, tham gia nhiều hội kín chống lại sự áp bức của Nga Hoàng.

Trong văn học, ông là người sáng lập và đại diện ưu tú của chủ nghĩa lãng mạn Ba Lan. Thơ của ông mang tính cách mạng dân chủ và tính nhân đạo.

Ông mất tại Thổ Nhĩ Kỳ vì bệnh dịch tả.

ROBERT SCHUMANN (1810-1856): Sinh năm Canh Ngọ, là nhà soạn nhạc Đức và là nhạc sỹ dương cầm rất danh tiếng trong nửa đầu thế kỷ 19.

Năm 9 tuổi, ông theo học dương cầm rồi sau đó học luật và triết học. Năm 20 tuổi, ông bỏ hết mọi việc để chuyên chú vào âm nhạc.

Cuối đời, ông bị bệnh tâm thần và mất ở nhà thương điên năm 1856.

ALFRED DE MUSSET (1810-1857): Sinh năm Canh Ngọ, nhà thơ và nhà viết kịch Pháp, xuất thân từ gia đình quý tộc. Ông học hành rất xuất sắc nhưng phải bỏ học luật và y năm 18 tuổi để học làm thơ và theo trường phái lãng mạn của Hugo.

Ông sống cuộc đời nghệ sỹ, ăn chơi và giao du rộng rãi, dan díu với nữ sỹ George Sand nhưng chỉ mang lấy sầu khổ. Từ đó, sức khỏe ông suy kiệt dần và mất năm 47 tuổi.

FREDERIC F. CHOPIN (1810-1849): Sinh năm Canh Ngọ, nhạc sỹ dương cầm, đồng thời là nhà soạn nhạc trứ danh của nước Ba Lan trong nửa đầu thế kỷ 19. Thân sinh ông là người Pháp, mẹ là người Ba Lan.

Từ khi mới 9 tuổi, ông đã tỏ ra là bậc kỳ tài trong các buổi hòa nhạc. Lớn lên, ông sống bằng tiền soạn nhạc và dạy nhạc. Năm 1837, ông bắt đầu bị đau phổi và cũng bắt đầu nhen nhúm tình yêu với nữ sỹ George Sand. Bệnh ngày của ông ngày càng trầm trọng và ông đã qua đời tại Paris năm 1849.

Nhạc sỹ thiên tài để lại cho hậu thế 86 bản nhạc nổi tiếng, hầu hết đều dùng cho dương cầm.

JOHANN MENDEL (1822-1884): Sinh năm Nhân Ngọ, nhà thực vật học danh tiếng của nước Áo chuyên nghiên cứu về sự di truyền học ngày ngay gọi là định luật Mendel.

ANDRÉ ANTOINE (1858-1943): Sinh năm Mậu Ngọ, nhà đạo diễn sân khấu Pháp, diễn viên và giám đốc, là người sáng lậo ra nhà hát tự do (Théâtre-Libre) vào các năm 1887-1894, chịu ảnh hưởng của Zola đưa chủ nghĩa tự nhiên lên sân khấu, là người mở đường cho sân khấu phương Tây hiện đại; đạo diễn theo một phong cách độc đáo.

Từ năm 1914, ông chuyển sang hoạt động phê bình và viết báo.

HENRYK SIENKWICZ (1846-1916): Sinh năm Bính Ngọ, tiểu thuyết gia danh tiếng của Ba Lan hiện đại, con một đại phú nông.

Ông theo học đại học Warsaw rồi viết sách, làm báo. Sau đó chuyển sang viết truyện ngắn và tiểu thuyết và được xem như bậc thầy về văn học của đất nước Ba Lan.

Ông đoạt giải Nobel năm 1905. Các tác phẩm chính của ông gồm có: ''Nạn đại hồng thủy'' (1886), ''Quo Vadis?'' (1896), ''Binh lửa'' (1884), ''Thư du ký'' (1896).

EDMOND DE GONCOURT (1822-1896): Sinh năm Nhâm Ngọ, nhà văn hiện thực Pháp thường viết chung với người em là Jules de Goncourt. Nhờ gia đình giàu có nên hai anh em theo đuổi việc nghiên cứu văn học nghệ thuật và sáng tác đến nơi đến chốn.

Trước khi chết, hai nhà văn đã để lại một số tiền lập ra giải văn học Pháp thuộc Hàn lâm Viện Goncourt để trao cho cuốn tiểu thuyết nào hay nhất trong năm.

KHANG HỮU VI (1858-1927): Sinh năm Mậu Ngọ, nhà văn, nhà tư tương, nhà hoạt động chính trị Trung Quốc cuối đời Thanh. Ông là người huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông, nổi tiếng là thủ lĩnh về chính trị và văn hóa của phong trào ''Mậu Tuất Duy Tân" cuối thế kỷ 19 sau khi các cường quốc phương Tây xâu xé Trung Quốc.

Cuối đời, Khang Hữu Vi sống cô độc, ảm đạm và chết âm thầm. Ông để lại nhiều thơ ca dân gian và nhiều luận văn có giá trị.

SELMA LAGERLOF (1858-1940): Sinh năm Mậu Ngọ, nhà văn nữ Thụy Điển, đoạt giải Nobel năm 1909.

Bà xuất thân từ một gia đình địa chủ, làm giáo viên, viết tiểu thuyết và truyện ngắn lãng mạn thể hiện đặc điểm dân tộc. Các tác phẩm của bà thường thi vị hóa thiên nhiên, con người và quê hương qua truyền thống dân gian và truyện cổ tích.

Tác phẩn chính: ''Quỷ và người'' (1915), ''Cuộc du lịch kỳ diệu'' (1907), ''Những ngày thơ ấu'' (1930).

JAMES JOYCE (1882-19410): Sinh năm Nhâm Ngọ, nhà thơ, nhà viết tiểu thuyết Anh có gốc gác Ái Nhĩ Lan.

Ông xuất thân từ gia đình địa chủ. Từng đi dạy tiếng Anh tại Pháp, Italy và Thụy Sĩ. Sau chuyển sang nghề viết văn và được coi như người mở đường cho tiểu thuyết phương Tây hiện đại.

Tác phẩm chính của ông là ''Ulysses'' (1922) - tập thơ văn xuôi dài 800 trang pha trộn đủ các thể loại anh hùng ca, sử, luận văn phóng sự kịch, nhạc kịch, tiểu thuyết với văn phong cực kỳ phong phú cùng nhiều ngôn ngữ địa phương.

ALDOUS HUXLEY (1894-1963): Sinh năm Giáp Ngọ, nhà văn, nhà báo, nhà viết luận văn Anh, xuất thân từ một gia đình tri thức. Ban đầu ông học y sau chuyển sang nghề viết văn. Ông đi chu du nhiều nơi, cuối cùng ở hẳn tại California (Mỹ) và chết tại đó.

Tác phẩm chính của ông: ''Thế giới mới tốt đẹp'' (1932), ''Khỉ và bản chất'' (1948), ''Đối âm của cuộc đời'' (1928).

SAMUEL BECKETT (1906-1989): Sinh năm Bính Ngọ, nhà văn và nhà viết kịch Anh, gốc người Ái Nhĩ Lan. Ông đoạt Giải thưởng Nobel năm 1969. Dạy tiếng Anh ở Pari và tiếng Pháp ở Dublin. Từng tham gia kháng chiến ở Pháp trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai và ở hẳn tại Pháp.

Tiểu thuyết của ông có màu sắc phân tâm học và tôn giáo, miêu tả những nhân vật mất gốc.

Tác phẩm chính gồm có ''Murphy'' (1938), ''Malonne chết'' (1952), ''Tàn cuộc'' (1956)./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục