Mặc dù mới được điều chỉnh vào ngày 7/3, nhưng sau gần một tháng rưỡi, trước áp lực từ thế giới, nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước lại cho hay họ đang tiếp tục phải chịu lỗ nặng.
Xăng dầu lỗ từ 300-600 đồng/lít
Theo ông Lê Xuân Trình, Phó Tổng Giám đốc Công ty dầu Việt Nam (PVOil), cách đây 1 tuần doanh nghiệp này đã có kiến nghị với liên Bộ Tài chính-Công thương có biện pháp tháo gỡ khó khăn do phải chịu lỗ trong kinh doanh xăng dầu.
Đơn cử, mỗi lít xăng đang lỗ trên 600 đồng/lít, còn giá dầu diesel cũng trong khoảng 300-400 đồng/lít.
Không đi thẳng vào vấn đề, nhưng đại diện Saigon Petro chia sẻ, chúng tôi không kiến nghị tăng giá nhưng chỉ dám "chia sẻ" với đại diện Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương cách đây một tuần về việc lỗ lãi của mặt hàng này.
"Hiện mặt hàng xăng dầu rất nhạy cảm, mỗi lần giá xăng tăng là dư luận lại không đồng cảm," ông Đặng Vinh Sang, Tổng Giám đốc Saigon Petro bày tỏ.
Bảng giá sản phẩm xăng dầu tại thị trường Singapore ngày 16/04/2012 đăng tải trên website của Tập đoàn xăng dầu (Petrolimex) cho thấy, giá dầu hỏa là 132,47 USD/thùng; DO 0,05S 134,09 USD/thùng; DO 0,25S 133,19 USD/thùng; FO 180 cst 724,47 USD/tấn còn xăng RON 92 131,49 USD/thùng.
Lần điều chỉnh gần đây nhất (ngày 7/3/2012) giá xăng trong nước tăng 2.100 đồng/lít; dầu điêzen tăng 1.000 đồng/lít; dầu hỏa dân dụng tăng 600 đồng/lít; giá bán buôn mazut 3S và 3,5S tăng 2.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex thì giá xăng dầu thành phẩm biến động theo ngày, cả quý I doanh nghiệp này phải chịu lỗ khoảng 30 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh xăng dầu, còn sang tháng Tư nguy cơ các khoản lỗ sẽ cao hơn nhiều.
"Bản chất lỗ hơn 1.000 đồng/lít nhưng doanh nghiệp được sử dụng 300 đồng/lít từ quỹ bình ổn và không còn lợi nhuận định mức. Như vậy từ đầu tháng Tư đến nay, doanh nghiệp lỗ khoảng 500-600 đồng/lít xăng, còn dầu diesel lỗ khoảng 300 đồng/lít," ông Năm cho biết.
Sớm vận hành theo Nghị định 84
Trước áp lực về đầu vào, vấn đề hoa hồng cho các đại lý cũng bị cắt giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu thụ cũng như đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước.
Theo trần tình của ông Đặng Vinh Sang, hiện giá cơ sở đang cao hơn giá bán lẻ, trong khi đó hoa hồng dành cho đại lý (khách hàng tự lo vận chuyển) cũng chỉ giữ ở mức 450 đồng/lít.
"Nếu ở Thành phố Hồ Chí Minh vận chuyển chỉ mất 100 đồng/lít, nhưng vận chuyển đi các tỉnh thì phải lên đến 180 đồng/lít, nhiều đại lý rất căng thẳng để duy trì hoạt động," ông Sang nói.
Chung quan điểm này, ông Trần Ngọc Năm cho hay, Petrolimex đang áp dụng mức hoa hồng cho hệ thống của mình đối với mặt hàng dầu mazut là 100 đồng/kg, còn xăng là 250 đồng/lít, dầu là 300-350 đồng/lít.
"Với mức hoa hồng hiện nay thì khó đảm bảo chi phí chứ chưa nói đến lợi nhuận," ông Năm cho hay.
Ông Năm cũng nhấn mạnh, trong hệ thống luôn đặt mục tiêu đảm bảo nguồn là hàng đầu, sau đó mới nghĩ tới chuyện lỗ lãi, tuy nhiên, mức tăng giảm chỉ trên dưới 15% thì mới đủ sức chịu đựng. Trong trường hợp các đầu mối khác không cùng tham gia nhập hàng mà đổ dồn về Petrolimex thì sẽ hết sức căng thẳng.
Trước tình hình xăng dầu diễn biến bất thường như trên, đại diện các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cũng kiến nghị nhà nước sớm cho việc kinh doanh xăng dầu được vận hành theo đúng Nghị định 84/CP-2010, giúp giá xăng dầu trong nước có thể lên xuống nhịp nhàng theo thế giới.
Trước đó, vào thời điểm cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2012, do giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, để đón đầu thì nhiều đại lý tư nhân đã đóng cửa hoặc kinh doanh cầm chừng gây không ít bức xúc trong dư luận.
Trong ngày 7/3/2012, liên Bộ Tài Chính-Công Thương đã cho phép điều chỉnh giá xăng dầu trong nước, với giá bán lẻ xăng A92 áp dụng cho vùng 1 hiện là: 22.900 đồng/lít, dầu diezen 0,05S 21.400 đồng/lít, dầu hỏa: 20.800 đồng/lít và dầu mazut 3,0S là 19.100 đồng/lít.
Mặt khác, Bộ Tài Chính đã giảm thuế nhập khẩu các chủng loại xăng, dầu về 0%, giảm sử dụng Quỹ Bình ổn giá (BOG) các chủng loại xăng dầu xuống bằng mức trích Quỹ Bình ổn giá (300 đồng/lít, kg).
Theo nguồn tin riêng của Vietnam+, thì trong vài ngày gần đây, một số đại lý trên địa bàn Hà Nội đã nhận được tin nhắn dừng cấp hàng với những lý do rất khó hiểu từ đơn vị cung cấp. Để ổn định thị trường và dư luận, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc và xác minh sự việc nêu trên./.
Xăng dầu lỗ từ 300-600 đồng/lít
Theo ông Lê Xuân Trình, Phó Tổng Giám đốc Công ty dầu Việt Nam (PVOil), cách đây 1 tuần doanh nghiệp này đã có kiến nghị với liên Bộ Tài chính-Công thương có biện pháp tháo gỡ khó khăn do phải chịu lỗ trong kinh doanh xăng dầu.
Đơn cử, mỗi lít xăng đang lỗ trên 600 đồng/lít, còn giá dầu diesel cũng trong khoảng 300-400 đồng/lít.
Không đi thẳng vào vấn đề, nhưng đại diện Saigon Petro chia sẻ, chúng tôi không kiến nghị tăng giá nhưng chỉ dám "chia sẻ" với đại diện Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương cách đây một tuần về việc lỗ lãi của mặt hàng này.
"Hiện mặt hàng xăng dầu rất nhạy cảm, mỗi lần giá xăng tăng là dư luận lại không đồng cảm," ông Đặng Vinh Sang, Tổng Giám đốc Saigon Petro bày tỏ.
Bảng giá sản phẩm xăng dầu tại thị trường Singapore ngày 16/04/2012 đăng tải trên website của Tập đoàn xăng dầu (Petrolimex) cho thấy, giá dầu hỏa là 132,47 USD/thùng; DO 0,05S 134,09 USD/thùng; DO 0,25S 133,19 USD/thùng; FO 180 cst 724,47 USD/tấn còn xăng RON 92 131,49 USD/thùng.
Lần điều chỉnh gần đây nhất (ngày 7/3/2012) giá xăng trong nước tăng 2.100 đồng/lít; dầu điêzen tăng 1.000 đồng/lít; dầu hỏa dân dụng tăng 600 đồng/lít; giá bán buôn mazut 3S và 3,5S tăng 2.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex thì giá xăng dầu thành phẩm biến động theo ngày, cả quý I doanh nghiệp này phải chịu lỗ khoảng 30 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh xăng dầu, còn sang tháng Tư nguy cơ các khoản lỗ sẽ cao hơn nhiều.
"Bản chất lỗ hơn 1.000 đồng/lít nhưng doanh nghiệp được sử dụng 300 đồng/lít từ quỹ bình ổn và không còn lợi nhuận định mức. Như vậy từ đầu tháng Tư đến nay, doanh nghiệp lỗ khoảng 500-600 đồng/lít xăng, còn dầu diesel lỗ khoảng 300 đồng/lít," ông Năm cho biết.
Sớm vận hành theo Nghị định 84
Trước áp lực về đầu vào, vấn đề hoa hồng cho các đại lý cũng bị cắt giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu thụ cũng như đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước.
Theo trần tình của ông Đặng Vinh Sang, hiện giá cơ sở đang cao hơn giá bán lẻ, trong khi đó hoa hồng dành cho đại lý (khách hàng tự lo vận chuyển) cũng chỉ giữ ở mức 450 đồng/lít.
"Nếu ở Thành phố Hồ Chí Minh vận chuyển chỉ mất 100 đồng/lít, nhưng vận chuyển đi các tỉnh thì phải lên đến 180 đồng/lít, nhiều đại lý rất căng thẳng để duy trì hoạt động," ông Sang nói.
Chung quan điểm này, ông Trần Ngọc Năm cho hay, Petrolimex đang áp dụng mức hoa hồng cho hệ thống của mình đối với mặt hàng dầu mazut là 100 đồng/kg, còn xăng là 250 đồng/lít, dầu là 300-350 đồng/lít.
"Với mức hoa hồng hiện nay thì khó đảm bảo chi phí chứ chưa nói đến lợi nhuận," ông Năm cho hay.
Ông Năm cũng nhấn mạnh, trong hệ thống luôn đặt mục tiêu đảm bảo nguồn là hàng đầu, sau đó mới nghĩ tới chuyện lỗ lãi, tuy nhiên, mức tăng giảm chỉ trên dưới 15% thì mới đủ sức chịu đựng. Trong trường hợp các đầu mối khác không cùng tham gia nhập hàng mà đổ dồn về Petrolimex thì sẽ hết sức căng thẳng.
Trước tình hình xăng dầu diễn biến bất thường như trên, đại diện các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cũng kiến nghị nhà nước sớm cho việc kinh doanh xăng dầu được vận hành theo đúng Nghị định 84/CP-2010, giúp giá xăng dầu trong nước có thể lên xuống nhịp nhàng theo thế giới.
Trước đó, vào thời điểm cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2012, do giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, để đón đầu thì nhiều đại lý tư nhân đã đóng cửa hoặc kinh doanh cầm chừng gây không ít bức xúc trong dư luận.
Trong ngày 7/3/2012, liên Bộ Tài Chính-Công Thương đã cho phép điều chỉnh giá xăng dầu trong nước, với giá bán lẻ xăng A92 áp dụng cho vùng 1 hiện là: 22.900 đồng/lít, dầu diezen 0,05S 21.400 đồng/lít, dầu hỏa: 20.800 đồng/lít và dầu mazut 3,0S là 19.100 đồng/lít.
Mặt khác, Bộ Tài Chính đã giảm thuế nhập khẩu các chủng loại xăng, dầu về 0%, giảm sử dụng Quỹ Bình ổn giá (BOG) các chủng loại xăng dầu xuống bằng mức trích Quỹ Bình ổn giá (300 đồng/lít, kg).
Theo nguồn tin riêng của Vietnam+, thì trong vài ngày gần đây, một số đại lý trên địa bàn Hà Nội đã nhận được tin nhắn dừng cấp hàng với những lý do rất khó hiểu từ đơn vị cung cấp. Để ổn định thị trường và dư luận, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc và xác minh sự việc nêu trên./.
Đức Duy (Vietnam+)