Châu Phi có nguồn năng lượng gió rất lớn. Tuy nhiên, vì đa phần các nước thuộc lục địa đen chậm trễ đề ra một khung quy định phù hợp để phát triển loại năng lượng này, nên châu Phi đã quá chậm chân trong việc xây dựng các nhà máy điện gió.
Mặt khác, chi phí vận hành sản xuất cao hơn những loại năng lượng khác cũng là một yếu tố cản trở sử dụng năng lượng gió.
Nhưng sự chậm chân này hiện đang được san lấp và các dự án xây dựng nhà máy điện gió đang ngày càng nhiều ở châu Phi. Ví dụ như ở khu vực Maghreb, Morocco và Tunisia đã thông qua một chính sách khai thác điện từ năng lượng gió.
Chính sách này ra đời vì thâm hụt cán cân năng lượng và sự phụ thuộc vào năng lượng sơ cấp nước ngoài của hai quốc gia trên, trong khi tiêu thụ điện tiếp tục tăng với một tỷ lệ cao nên hai nước này cũng đã đưa vào sử dụng điện gió.
Cuối tháng 7 vừa qua, Vua Mohammed VI đã khánh thành nhà máy điện gió trị giá 250 triệu euro ở gần Tanger. Đây là nhà máy điện gió lớn nhất châu Phi.
Nhà máy có công suất 140MW, bao gồm 165 máy phát điện bằng sức gió, được xây dựng bằng nguồn tài trợ của Ngân hàng Đầu tư châu Âu và các ngân hàng như Intituto Credito Official của Tây Ban Nha, Kreditanstalt fur Wiederaufbau của Đức, Cơ quan quốc gia về nước của Morocco.
Dự án trên là một phần trong một dự án tổng thể trị giá khoảng 2,8 tỷ USD. Dự án tổng thể này sẽ giúp Morocco đảm bảo việc sản xuất năng lượng ở mức 42% theo tỷ lệ 14% năng lượng gió, 14% năng lượng mặt trời và 14% năng lượng thủy lực.
Với dự án nói trên, lượng dầu mỏ nhập khẩu của Morocco sẽ giảm đi và nước này sẽ có thể đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển bền vững.
Khu vực cận sa mạc Sahara châu Phi cũng không nằm ngoài lề. Chính phủ Nigeria đã ký một hợp đồng trị giá 18,5 triệu euro để xây dựng một nhà máy điện gió tại Katsina.
Bộ Năng lượng nước này cho biết, dự án này nằm trong chính sách thúc đẩy năng lượng tái sinh và đa dạng hóa nguồn năng lượng nhằm bảo đảm an ninh cung cấp năng lượng của đất nước. Nhà máy điện gió này có công suất 10MW, là một dự án quan trọng sẽ được hoàn thành năm 2011.
Kenya cũng sẽ xây dựng một nhà máy điện gió có công suất 300MW. Nhà chức trách nước này có ý định xây dựng 353 nhà máy điện sử dụng năng lượng này với công suất 850KW một nhà máy. Tổng vốn đầu tư của dự án lên đến 760 triệu USD.
Ethiopia cũng đang đặt cược vào năng lượng sạch và phát triển bền vững với việc xây dựng một nhà máy phong điện 120MW tại Mekele, thủ phủ của tỉnh Tigray, miền Bắc, với tổng vốn đầu tư 220 triệu euro. Một phần lớn năng lượng được cung cấp từ nhà máy này sẽ được xuất khẩu tới các nước láng giềng như Sudan và Djibouti.
Nam Phi cũng đang có tham vọng trở thành đầu tàu của lục địa đen trong lĩnh vực này. Nam Phi có nguồn năng lượng hóa thạch lớn có khả năng sản xuất điện với giá thành cạnh tranh.
Tuy nhiên, nước này nằm trong số các quốc gia có lượng khí thải lớn vì ưu thế về than trong bảng tổng kết về năng lượng, vì hiệu quả sử dụng năng lượng thấp của ngành công nghiệp... Do đó, việc xây dựng các nhà máy điện gió sẽ giúp Nam Phi tiết kiệm được hàng năm nhiều trăm triệu tấn CO2, tăng cường an ninh cung cấp năng lượng.
Với mong muốn trở thành nước sản xuất năng lượng gió lớn nhất châu lục, Nam Phi muốn chứng tỏ cam kết chống lại hiệu ứng nhà kính và thúc đẩy năng lượng tái tạo./.
Mặt khác, chi phí vận hành sản xuất cao hơn những loại năng lượng khác cũng là một yếu tố cản trở sử dụng năng lượng gió.
Nhưng sự chậm chân này hiện đang được san lấp và các dự án xây dựng nhà máy điện gió đang ngày càng nhiều ở châu Phi. Ví dụ như ở khu vực Maghreb, Morocco và Tunisia đã thông qua một chính sách khai thác điện từ năng lượng gió.
Chính sách này ra đời vì thâm hụt cán cân năng lượng và sự phụ thuộc vào năng lượng sơ cấp nước ngoài của hai quốc gia trên, trong khi tiêu thụ điện tiếp tục tăng với một tỷ lệ cao nên hai nước này cũng đã đưa vào sử dụng điện gió.
Cuối tháng 7 vừa qua, Vua Mohammed VI đã khánh thành nhà máy điện gió trị giá 250 triệu euro ở gần Tanger. Đây là nhà máy điện gió lớn nhất châu Phi.
Nhà máy có công suất 140MW, bao gồm 165 máy phát điện bằng sức gió, được xây dựng bằng nguồn tài trợ của Ngân hàng Đầu tư châu Âu và các ngân hàng như Intituto Credito Official của Tây Ban Nha, Kreditanstalt fur Wiederaufbau của Đức, Cơ quan quốc gia về nước của Morocco.
Dự án trên là một phần trong một dự án tổng thể trị giá khoảng 2,8 tỷ USD. Dự án tổng thể này sẽ giúp Morocco đảm bảo việc sản xuất năng lượng ở mức 42% theo tỷ lệ 14% năng lượng gió, 14% năng lượng mặt trời và 14% năng lượng thủy lực.
Với dự án nói trên, lượng dầu mỏ nhập khẩu của Morocco sẽ giảm đi và nước này sẽ có thể đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển bền vững.
Khu vực cận sa mạc Sahara châu Phi cũng không nằm ngoài lề. Chính phủ Nigeria đã ký một hợp đồng trị giá 18,5 triệu euro để xây dựng một nhà máy điện gió tại Katsina.
Bộ Năng lượng nước này cho biết, dự án này nằm trong chính sách thúc đẩy năng lượng tái sinh và đa dạng hóa nguồn năng lượng nhằm bảo đảm an ninh cung cấp năng lượng của đất nước. Nhà máy điện gió này có công suất 10MW, là một dự án quan trọng sẽ được hoàn thành năm 2011.
Kenya cũng sẽ xây dựng một nhà máy điện gió có công suất 300MW. Nhà chức trách nước này có ý định xây dựng 353 nhà máy điện sử dụng năng lượng này với công suất 850KW một nhà máy. Tổng vốn đầu tư của dự án lên đến 760 triệu USD.
Ethiopia cũng đang đặt cược vào năng lượng sạch và phát triển bền vững với việc xây dựng một nhà máy phong điện 120MW tại Mekele, thủ phủ của tỉnh Tigray, miền Bắc, với tổng vốn đầu tư 220 triệu euro. Một phần lớn năng lượng được cung cấp từ nhà máy này sẽ được xuất khẩu tới các nước láng giềng như Sudan và Djibouti.
Nam Phi cũng đang có tham vọng trở thành đầu tàu của lục địa đen trong lĩnh vực này. Nam Phi có nguồn năng lượng hóa thạch lớn có khả năng sản xuất điện với giá thành cạnh tranh.
Tuy nhiên, nước này nằm trong số các quốc gia có lượng khí thải lớn vì ưu thế về than trong bảng tổng kết về năng lượng, vì hiệu quả sử dụng năng lượng thấp của ngành công nghiệp... Do đó, việc xây dựng các nhà máy điện gió sẽ giúp Nam Phi tiết kiệm được hàng năm nhiều trăm triệu tấn CO2, tăng cường an ninh cung cấp năng lượng.
Với mong muốn trở thành nước sản xuất năng lượng gió lớn nhất châu lục, Nam Phi muốn chứng tỏ cam kết chống lại hiệu ứng nhà kính và thúc đẩy năng lượng tái tạo./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)