Các khoản đầu tư vào dầu khí ở Trung Đông, Bắc Phi sẽ vượt 792 tỷ USD trong giai đoạn 2020-2024

DAMMAM, SAUDI ARABIA – EQS Newswire – Tập đoàn Đầu tư Dầu khí Ả Rập (Arab Petroleum Investments Corporation – APICORP), một tổ chức tài chính phát triển đa phương, ước tính các khoản đầu tư theo kế hoạch và cam kết ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi sẽ vượt quá 792 tỷ USD […]

DAMMAM, SAUDI ARABIA – EQS Newswire – Tập đoàn Đầu tư Dầu khí Ả Rập (Arab Petroleum Investments Corporation – APICORP), một tổ chức tài chính phát triển đa phương, ước tính các khoản đầu tư theo kế hoạch và cam kết ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi sẽ vượt quá 792 tỷ USD trong 5 năm (2020–2024). Theo Báo cáo Triển vọng đầu tư năng lượng ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi của APICORP giai đoạn 2020-2024 được công bố ngày 15/6/2020, số tiền đầu tư này giảm 177 tỷ USD so với mức 965 tỷ USD trong báo cáo triển vọng 5 năm được đưa ra vào năm ngoái.

Sự suy giảm tổng thể về triển vọng đầu tư – chủ yếu là đầu tư theo kế hoạch – phần lớn là do cuộc khủng hoảng trong 3 lĩnh vực xảy ra từ đầu năm 2000 đến nay, đó là khủng hoảng liên quan đến đại dịch COVID-19, khủng hoảng về dầu mỏ và khủng hoảng tài chính.`

Mặc dù có những khó khăn này, song các khoản đầu tư cam kết của các nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng vịnh (GCC) đã tăng 2,3% so với mức giảm chung 6% trong khu vực Trung Đông, Bắc Phi. Thực tế này cho thấy, tỷ lệ thực hiện dự án ở GCC cao hơn hẳn ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi.

Vào cuối quý 1 năm 2020, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong cách đối phó với đại dịch COVID-19: lựa chọn giữa việc duy trì sản xuất – kinh doanh như bình thường và đứng trước nguy cơ tổn thất lớn về người, hoặc áp dụng biện pháp cách ly xã hội để ngăn chặn sự lây lan của virus chủng mới (SARS – CoV-2) – tác nhân gây ra COVID-18 và bị sụt giảm về kinh tế. Vấn đề nan giải này đòi hỏi sự đánh đổi riêng của từng quốc gia. Song việc nối lại hoạt động du lịch và thương mại thì sẽ cần sự phối hợp quốc tế.

Liên quan đến tình trạng sụt giảm của giá dầu thô, do sự dư thừa nguồn cung và do hậu quả mà đại dịch COVID-19 gây ra, APICORP hy vọng sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc ngành công nghiệp dầu khí và các ngành liên quan như việc đóng cửa cấp tốc của các bộ phận có hiệu quả thấp và các thương vụ sáp nhập và mua lại (M & A). Với việc xem xét các lực lượng thị trường khác nhau như chênh lệch giá dầu thô và chênh lệch giữa thị trường thực tế so với thị trường tương lai, APICORP dự báo, giá dầu thô Brent trung bình sẽ dao động trong phạm vi 30-40 USD vào năm 2020 và 2021, trước khi phản ánh thị trường cân bằng hơn.

Liên quan đến một cuộc khủng hoảng tài chính tiềm tàng, biểu hiện bằng một cuộc khủng hoảng thanh khoản toàn cầu đang diễn ra, khi nhiều tài sản tài chính bị giảm giá trị. Cho dù các ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính đa phương đang có nhiều động thái tích cực, song có nhiều lo ngại rằng, các kế hoạch kích thích lớn như vậy có thể tạo ra các khoản nợ khổng lồ không sinh lời, có thể kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Tiến sĩ Ahmed Ali Attiga, Giám đốc điều hành (CEO) của APICORP, cho biết: “Tác động của đại dịch COVID-19 đã sâu rộng hơn và kéo dài hơn so với các cuộc suy thoái trong quá khứ. Thật vậy, bản chất của cuộc khủng hoảng trong 3 lĩnh vực lớn và sự tái cấu trúc sâu sắc trong dầu khí sẽ tác động đến đầu tư vào lĩnh vực năng lượng trong một thời gian dài, gieo hạt giống của khủng hoảng nguồn cung và biến động giá. Do đó, chúng tôi hy vọng sự phục hồi hình chữ W cho khu vực Trung Đông, Bắc Phi. Ngoài ra, bất chấp những tác động tích cực của số hóa và tự động hóa đối với hiệu quả trên các chuỗi giá trị, song nhiều câu hỏi cơ bản sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư. Sự hợp tác quốc tế giữa khu vực tư nhân và khu vực công sẽ rất quan trọng để chống lại những thiếu hụt dự kiến ​​trong đầu tư. APICORP sẽ tiếp tục đóng vai trò hỗ trợ chính trong vấn đề này, với tư cách là đối tác tài chính đáng tin cậy đối với ngành năng lượng của khu vực”.

Tiến sĩ Leila R Benali, Kinh tế gia trưởng, Trưởng bộ phận Chiến lược, Kinh tế năng lượng và Bền vững của APICORP, nhận xét: “Tác động của cuộc khủng hoảng trong 3 lĩnh vực lớn đã dẫn đến việc cắt giảm mạnh chi tiêu vốn và hạn chế đối với các dự án và chuỗi cung ứng. Do đó, cần có việc tái cấu trúc ngành dầu khí, đẩy nhanh việc đóng cửa các bộ phận có hiệu quả thấp nhất và thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại. Như đã đề cập trong báo cáo triển vọng, chúng tôi hy vọng việc tái cấu trúc chuỗi giá trị, có thể đưa các quốc gia và công ty mạnh nhất vào vị trí tốt nhất để kinh doanh tốt và đem lại lợi ích cho các cổ đông”.

Điều gì thúc đẩy đầu tư vào năng lượng ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi?

Báo cáo Triển vọng đầu tư năng lượng ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi của APICORP nêu rõ rằng, đầu tư vào năng lượng chủ yếu được thúc đẩy bởi một số quốc gia, cụ thể là đầu tư của Saudi Arabia vào lĩnh vực khí đốt và năng lượng (tương ứng 39 tỷ USD và 41 tỷ USD); những nỗ lực tái thiết của Iraq và sản xuất điện từ khí đốt (33 tỷ USD); Tối đa hóa công suất dầu của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất – UAE (45 tỷ USD); và các dự án lọc hóa dầu mới của Ai Cập (38 tỷ USD). Điều đáng chú ý là, APICORP đặt tỷ lệ của khu vực tư nhân trong dự án đầu tư vào năng lượng ở mức 19%, thấp hơn so với mức 22% trong báo cáo triển vọng năm ngoái.

Những phát triển chính trong lĩnh vực dầu khí, lọc hóa dầu và điện lực

Xét trên góc độ đầu tư theo kế hoạch, mức lợi nhuận lớn nhất là trong chuỗi giá trị khí đốt, tăng tới 28 tỷ USD, tăng 13% so với triển vọng của năm ngoái. Sự gia tăng này báo hiệu sự phát triển của khí đốt trong các nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng vịnh, cụ thể là ở các mỏ khí Jafura và Hail ở Saudi Arabia và Ghasha ở UAE, cũng như năng lực sản xuất ngày càng tăng ở Qatar, Ai Cập và Ô-man.

Trong lĩnh vực hóa dầu, APICORP hy vọng các quốc gia sẽ củng cố chiến lược tương ứng của mình để tăng khả năng kiếm tiền và tối đa hóa giá trị từ hydrocarbon mà họ sản xuất. Các khoản đầu tư chính vào lĩnh vực này bao gồm Duqm (8,67 tỷ USD) và Sur (6,73 tỷ USD) tại Ô-man; Al-Zor (6,5 tỷ USD) tại Kuwait; SATORP Amirus (6,34 tỷ USD) tại Saudi Arabia và Khu liên hợp QCHEM (4,5 tỷ USD) tại Ras Laffan ở Qatar.

Trong khi đó, ngành điện đã ghi nhận mức giảm 114 tỷ USD vốn đầu tư do việc đưa vào vận hành một số dự án tại Ai Cập, UAE và Saudi Arabia trong năm 2019. Tuy nhiên, trên toàn cầu và trong khu vực, giá cổ phiếu của các tập đoàn điện lực không giảm nhiều như các đối tác của họ trong lĩnh vực dầu khí. Điều này là do nhu cầu về điện và trợ cấp chính phủ giảm tương đối nhẹ ở các quốc gia được chọn.

Mặc dù cho đến nay, ngành điện vẫn chưa chứng kiến ​​các vấn đề tín dụng lớn, nhưng tác động đến đầu tư ngày càng gay gắt vào năm 2020. Chi tiêu cho các dự án năng lương tái tạo (điện mặt trời, điện gió…) và mạng lưới truyền tải và phân phối đã bị cắt giảm do chậm triển khai, các hạn chế khác nhau được áp dụng và kỳ vọng về nhu cầu thấp hơn. Tuy nhiên, theo báo cáo triển vọng, khu vực Trung Đông, Bắc Phi dường như không bị ảnh hưởng, cụ thể là chương trình Văn phòng Phát triển năng lượng tái tạo (Renewable Energy Development Office – REPDO) của Saudi Arabia.

So với số liệu ban đầu của năm 2020, chi tiêu ở mảng thượng nguồn theo kế hoạch đã bị cắt giảm 20-30% bởi các quốc gia dầu mỏ lớn, các công ty dầu khí quốc gia và độc lập lớn do giá dầu và khí đốt giảm và nhu cầu giảm chưa từng thấy. Tuy nhiên, việc phát triển khí đốt nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và định vị thị phần chiến lược cho xuất khẩu dự kiến ​​sẽ bù đắp tác động đối với khu vực thượng nguồn ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi so với phần còn lại của thế giới.

Để xem toàn bộ báo cáo, hãy truy cập bit.ly/2MT3eEx

Download các hình ảnh:

1.    Tiến sỹ Ahmed Ali Attiga, CEO của APICORP – https://bit.ly/37vSuoR

2.     Tiến sỹ Dr. Leila R Benali, Kinh tế gia trưởng, Trưởng bộ phận Chiến lược, Kinh tế năng lượng và Bền vững của của APICORP – https://bit.ly/30HSh0D

3.     Các khoản cam kết đầu tư vào năng lượng ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi – https://bit.ly/3hvE9gM

4.     Các khoản đầu tư vào năng lượng ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi trước và sau đại dịch COVID19 – https://bit.ly/3hvO6uT

5.     Các khoản đầu tư dự kiến (theo kế hoạch) vào năng lượng ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi – https://bit.ly/37w6Llu

Thông tin về APICORP:

Tập đoàn Đầu tư Dầu khí Ả Rập ( Arab Petroleum Investments Corporation – APICORP) là một tổ chức tài chính phát triển đa phương được thành lập năm 1975 bởi một hiệp ước quốc tế giữa 10 nước Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ. APICORP nhằm mục đích hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của ngành năng lượng và các ngành công nghiệp dầu khí của thế giới Ả Rập. APICORP thực hiện đầu tư vốn cổ phần và cung cấp tài chính dự án, tài chính thương mại, tư vấn và nghiên cứu. Có trụ sở chính đặt tại Dammam (Saudi Arabia), APICORP được Moody’ xếp hạng tín dụng “Aa2” với triển vọng ổn định.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập: www.apicorp.org

Tin cùng chuyên mục