Tính đến thời điểm này, đại bộ phận các ngân hàng lớn nhất của Anh đều đã công bố kết quả kinh doanh năm 2009 của mình chỉ trừ có HSBC sẽ công bố vào đầu tuần sau, riêng Ngân hàng Barclays là ngân hàng đạt được lợi nhuận cao nhất với 11,6 tỷ bảng.
Tuần trước Tổng giám đốc điều hành của Barclays John Varley và Chủ tịch của Barclays Bob Diamond cùng tuyên bố sẽ không nhận tiền thưởng năm 2009 nhưng vẫn quyết tâm bảo vệ cho chính sách tiền thưởng của ngân hàng mình.
Trung bình một nhân viên làm việc tại Barclays nhận được 19.000 bảng tiền thưởng, còn nhân viên làm tại Ngân hàng đầu tư Barclays Capital nhận 95.000 bảng tiền thưởng; tổng số tiền thưởng chi cho nhân viên tại BarCap là hơn 2 tỷ bảng.
Tuy không nhận tiền thưởng năm nhưng Diamond, người điều hành Ngân hàng đầu tư Barclays Capital đã thu về 22 triệu bảng từ việc bán cổ phiếu tại Barclays Global Investors và 5 triệu bảng tiền bán cổ phiếu của Barclays từ hồi trước Giáng Sinh.
Ngân hàng Hoàng Gia Scotland (RBS) có tới 84% số vốn của mình lấy từ khoản thu thuế của người dân Anh do Nhà nước phải cho vay để cứu ngân hàng này bị sụp đổ, cho biết họ sẽ chi 1,7 tỷ bảng cho tiền thưởng năm nay cho các nhân viên của mình sau khi công bố ngân hàng bị lỗ 3,6 tỷ bảng trong năm tài chính vừa qua. Mức lỗ thực này thấp hơn so với mức dự đoán trước đây là 5 tỷ bảng và so với lỗ năm 2008 của ngân hàng lỗ kỷ lục trong giới ngân hàng Anh là 24,3 tỷ bảng.
Tuy nhiên ngân hàng đã phải đối mặt với những lời chỉ trích nặng nề từ công chúng đối với quyết định thưởng cho các nhân viên ngân hàng đầu tư của tập đoàn với mức tiền thưởng là 1,3 tỷ bảng, chiếm 27% của tổng thu nhập của ngân hàng, sau khi ngân hàng này nhận nhiều tỷ bảng Anh từ tiền nộp thuế của người dân cho Chính phủ dùng để giải cứu ngân hàng khỏi bị sụp đổ trong thời kỳ suy thoái. Và nhân viên tại các bộ phận khác nhận được tổng số tiền thưởng là 400 triệu bảng.
Tổng giám đốc điều hành của RBS Stephen Hester giải thích ông có trách nhiệm phải chi ra số tiền thưởng như vậy để cạnh tranh giữ những người tài cho ngân hàng. Hầu hết các tiền thưởng sẽ trả dưới hình thức cổ phiếu và sẽ trả dần trong thời gian 3 năm. Đợt trả tiền thưởng đầu tiên sẽ là vào tháng 6 năm nay, nhưng các giám đốc điều hành sẽ nhận hết toàn bộ số tiền thưởng của mình vào năm 2012.
Những nhân viên thu nhập dưới 39.000 bảng một năm sẽ được phép nhận tiền thưởng ngay không phải đợi và được nhận bằng tiền mặt với số tiền tối đa là 2.000 bảng. Còn những nhân viên lương trên 39.000 bảng thì sẽ nhận tiền thưởng thành 3 đợt từ nay cho đến hết năm 2012. Số ít những người lương cao nhất tại ngân hàng đầu tư sẽ nhận toàn bộ tiền thưởng của mình bằng cổ phiếu và chỉ được bán lại sau 5 năm.
Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn ngân hàng Lloyds Eric Daniels, hôm 22/2 trước sức ép của các cổ đông đã buộc phải từ chối không nhận 2,3 triệu bảng tiền thưởng năm 2009, năm thứ hai không nhận tiền thưởng.
Ông Daniels sẽ nhận mức lương năm 1,035 triệu bảng/năm. Tập đoàn này được biết lỗ trong năm 2009 của họ ít nhất là 3 tỷ bảng.
Ngân hàng Northen Rock trong khi đó dự đoán sẽ chi hơn 11 triệu bảng tiền thưởng cho các nhân viên làm việc tại các chi nhánh và các trung tâm giao dịch qua điện thoại với mức thưởng trung bình khoảng 2.500 bảng/người.
Tổng giám đốc điều hành Ngân hàng Northen Rock Gary Hoffman có mức lương 700.000 bảng/năm không nhận tiền thưởng.
Hiện các cổ đông của HSBC rất bất bình trước dự định tăng gần 40% lương cho Tổng giám đốc điều hành Michael Geoghegan và Giám đốc tài chính Douglas Flint.
Chủ tịch Ủy ban tiền thưởng của HSBC, Sir Mark Moody-Stuart, đã lý giải với cổ đông về việc đề nghị tăng lương cho ông Geoghegan và Flint với lý do cả hai ông này hiện đều có mức lương thấp hơn những người có chức vụ tương đương tại một số công ty lớn khác.
Mức lương dự kiến tăng cho ông Geoghegan từ 1,1 triệu bảng lên 1,4 triệu và của ông Flint từ 700.000 bảng lên thành 900.000 bảng/năm.
Hội đồng quản trị HSBC ngày 26/2 sẽ phải quyết định xem liệu có trả tiền thưởng năm 2009 cho ông Geoghegan hay không, mức thưởng này có thể lên tới 400% tiền lương 1,1 triệu bảng/năm của ông, có nghĩa ông Geoghegan sẽ được nhận 4,4 triệu bảng tiền thưởng.
Hiện giờ chưa rõ Tổng giám đốc điều hành Geoghegan và Chủ tịch điều hành HSBC Stephen Green có nhận tiền thưởng 2009 hay không.
HSBC là ngân hàng của Anh được đánh giá là trải qua thời kỳ khủng hoảng tài chính "lành lặn" nhất trong số các ngân hàng của Anh. Lý do mà các cổ đông phản đối tăng lương là không thích hợp để đề nghị tăng lương trong khi tất cả các ngân hàng khác vẫn đang trong giai đoạn phục hồi khỏi cơn khủng hoảng vừa qua.
Liều thuốc nào để có thể chữa được "văn hóa tiền thưởng lỗi thời"?
Chính phủ hiểu rất rõ hậu quả họ sẽ gánh chịu nếu như dư luận phẫn nộ trước việc nhân viên ngân hàng đã được thưởng những món tiền lớn trong lúc tình hình kinh tế đất nước đang khó khăn.
Trong một cuộc họp với các quan chức cao cấp trong ngành ngân hàng, Thủ tướng Anh Gordon Brown nói rằng cần xóa bỏ "văn hóa tiền thưởng lỗi thời", quyết tâm không thưởng to ở những ngân hàng thua lỗ và chỉ thưởng cho thành công mang tính bền vững, lâu dài.
Thị trưởng khu tài chính London Lord Myners cũng cho rằng cần giới hạn kiểu thưởng tiền với mục đích khuyến khích ngân hàng có hành động đầu tư rủi ro. Việc này, theo Lord Myners - đáng làm để hệ thống ngân hàng hoạt động minh bạch và ổn định.
Chính phủ của ông Brown đã tiến hành một loạt các biện pháp nhằm hạn chế tiền thưởng trong giới ngân hàng như trao thêm quyền cho Cơ quan Dịch vụ Tài chính Anh (FSA) nhằm điều chỉnh tiền thưởng, ra dự luật về Dịch vụ Tài chính nhằm cấm tổ chức ngân hàng khuyến khích khách hàng vay mượn nhiều hơn khả năng họ có thể trả nợ, tạo điều kiện cho khách hàng phối hợp nhau để tiến hành các vụ kiện tập thể để đòi bồi thường trước các chi phí ngân hàng quá cao.
Theo Luật thuế đánh một lần được ban hành ở Anh, các ngân hàng hoạt động ở Anh phải đóng thuế 50% trên tất cả các khoản thưởng bất thường trên 25.000 bảng Anh. Chính phủ Anh cũng ra tuyên bố đánh mức thuế thu nhập cao nhất 50% (tăng lên từ mức 40%) vào giới ngân hàng.
Việc đánh thuế này sẽ được áp dụng vào các khoản thu nhập trên 150.000 bảng Anh mỗi năm/người của giới chủ ngân hàng. Quyết định này được thiết kế với mục đích ngăn chặn các khoản thưởng lớn hơn là tăng doanh thu.
Tất cả các biện pháp kể trên theo như nhận xét của ông Kenneth Clarke, cựu Bộ trưởng tài chính Anh, thực sự tất cả đều là vẻ bề ngoài bởi giới ngân hàng sẽ trả cho chính họ theo những cách khác nhau.
Giới ngân hàng và các công ty săn đầu người ở phương Tây cho rằng các quyết định của Anh và Pháp về đánh thuế cao trên tiền thưởng của giới ngân hàng sẽ không làm các ngân hàng toàn cầu ở phương Tây di chuyển về các khu vực phát triển nhanh ở châu Á.
Tuy nhiên, họ tin rằng việc đánh thuế này cùng với giám sát chặt chẽ các khoản lương, thưởng của giới ngân hàng và xu hướng thuế thu nhập cao ở phương Tây sẽ khiến cho nhiều tài năng trong lĩnh vực tài chính chảy về phương Đông. Điều này có nghĩa là các trung tâm tài chính như Singapore và Hongkong được hưởng lợi.
"Văn hóa tiền thưởng lỗi thời" sẽ vẫn là câu chuyện "đến hẹn lại lên" trong đời sống chính trị, xã hội của các nước trong thế kỷ 21, đặc biệt là những nước tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều từ các hoạt động dịch vụ tài chính như Anh.
Và có lẽ những gì thuộc về "văn hóa" là khó thay đổ và muốn thay đổi thì phải tính bằng thập kỷ chứ không phải bằng năm, bởi vậy làm việc tại các ngân hàng đầu tư vẫn là ước mơ của rất nhiều người hiện nay./.
Tuần trước Tổng giám đốc điều hành của Barclays John Varley và Chủ tịch của Barclays Bob Diamond cùng tuyên bố sẽ không nhận tiền thưởng năm 2009 nhưng vẫn quyết tâm bảo vệ cho chính sách tiền thưởng của ngân hàng mình.
Trung bình một nhân viên làm việc tại Barclays nhận được 19.000 bảng tiền thưởng, còn nhân viên làm tại Ngân hàng đầu tư Barclays Capital nhận 95.000 bảng tiền thưởng; tổng số tiền thưởng chi cho nhân viên tại BarCap là hơn 2 tỷ bảng.
Tuy không nhận tiền thưởng năm nhưng Diamond, người điều hành Ngân hàng đầu tư Barclays Capital đã thu về 22 triệu bảng từ việc bán cổ phiếu tại Barclays Global Investors và 5 triệu bảng tiền bán cổ phiếu của Barclays từ hồi trước Giáng Sinh.
Ngân hàng Hoàng Gia Scotland (RBS) có tới 84% số vốn của mình lấy từ khoản thu thuế của người dân Anh do Nhà nước phải cho vay để cứu ngân hàng này bị sụp đổ, cho biết họ sẽ chi 1,7 tỷ bảng cho tiền thưởng năm nay cho các nhân viên của mình sau khi công bố ngân hàng bị lỗ 3,6 tỷ bảng trong năm tài chính vừa qua. Mức lỗ thực này thấp hơn so với mức dự đoán trước đây là 5 tỷ bảng và so với lỗ năm 2008 của ngân hàng lỗ kỷ lục trong giới ngân hàng Anh là 24,3 tỷ bảng.
Tuy nhiên ngân hàng đã phải đối mặt với những lời chỉ trích nặng nề từ công chúng đối với quyết định thưởng cho các nhân viên ngân hàng đầu tư của tập đoàn với mức tiền thưởng là 1,3 tỷ bảng, chiếm 27% của tổng thu nhập của ngân hàng, sau khi ngân hàng này nhận nhiều tỷ bảng Anh từ tiền nộp thuế của người dân cho Chính phủ dùng để giải cứu ngân hàng khỏi bị sụp đổ trong thời kỳ suy thoái. Và nhân viên tại các bộ phận khác nhận được tổng số tiền thưởng là 400 triệu bảng.
Tổng giám đốc điều hành của RBS Stephen Hester giải thích ông có trách nhiệm phải chi ra số tiền thưởng như vậy để cạnh tranh giữ những người tài cho ngân hàng. Hầu hết các tiền thưởng sẽ trả dưới hình thức cổ phiếu và sẽ trả dần trong thời gian 3 năm. Đợt trả tiền thưởng đầu tiên sẽ là vào tháng 6 năm nay, nhưng các giám đốc điều hành sẽ nhận hết toàn bộ số tiền thưởng của mình vào năm 2012.
Những nhân viên thu nhập dưới 39.000 bảng một năm sẽ được phép nhận tiền thưởng ngay không phải đợi và được nhận bằng tiền mặt với số tiền tối đa là 2.000 bảng. Còn những nhân viên lương trên 39.000 bảng thì sẽ nhận tiền thưởng thành 3 đợt từ nay cho đến hết năm 2012. Số ít những người lương cao nhất tại ngân hàng đầu tư sẽ nhận toàn bộ tiền thưởng của mình bằng cổ phiếu và chỉ được bán lại sau 5 năm.
Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn ngân hàng Lloyds Eric Daniels, hôm 22/2 trước sức ép của các cổ đông đã buộc phải từ chối không nhận 2,3 triệu bảng tiền thưởng năm 2009, năm thứ hai không nhận tiền thưởng.
Ông Daniels sẽ nhận mức lương năm 1,035 triệu bảng/năm. Tập đoàn này được biết lỗ trong năm 2009 của họ ít nhất là 3 tỷ bảng.
Ngân hàng Northen Rock trong khi đó dự đoán sẽ chi hơn 11 triệu bảng tiền thưởng cho các nhân viên làm việc tại các chi nhánh và các trung tâm giao dịch qua điện thoại với mức thưởng trung bình khoảng 2.500 bảng/người.
Tổng giám đốc điều hành Ngân hàng Northen Rock Gary Hoffman có mức lương 700.000 bảng/năm không nhận tiền thưởng.
Hiện các cổ đông của HSBC rất bất bình trước dự định tăng gần 40% lương cho Tổng giám đốc điều hành Michael Geoghegan và Giám đốc tài chính Douglas Flint.
Chủ tịch Ủy ban tiền thưởng của HSBC, Sir Mark Moody-Stuart, đã lý giải với cổ đông về việc đề nghị tăng lương cho ông Geoghegan và Flint với lý do cả hai ông này hiện đều có mức lương thấp hơn những người có chức vụ tương đương tại một số công ty lớn khác.
Mức lương dự kiến tăng cho ông Geoghegan từ 1,1 triệu bảng lên 1,4 triệu và của ông Flint từ 700.000 bảng lên thành 900.000 bảng/năm.
Hội đồng quản trị HSBC ngày 26/2 sẽ phải quyết định xem liệu có trả tiền thưởng năm 2009 cho ông Geoghegan hay không, mức thưởng này có thể lên tới 400% tiền lương 1,1 triệu bảng/năm của ông, có nghĩa ông Geoghegan sẽ được nhận 4,4 triệu bảng tiền thưởng.
Hiện giờ chưa rõ Tổng giám đốc điều hành Geoghegan và Chủ tịch điều hành HSBC Stephen Green có nhận tiền thưởng 2009 hay không.
HSBC là ngân hàng của Anh được đánh giá là trải qua thời kỳ khủng hoảng tài chính "lành lặn" nhất trong số các ngân hàng của Anh. Lý do mà các cổ đông phản đối tăng lương là không thích hợp để đề nghị tăng lương trong khi tất cả các ngân hàng khác vẫn đang trong giai đoạn phục hồi khỏi cơn khủng hoảng vừa qua.
Liều thuốc nào để có thể chữa được "văn hóa tiền thưởng lỗi thời"?
Chính phủ hiểu rất rõ hậu quả họ sẽ gánh chịu nếu như dư luận phẫn nộ trước việc nhân viên ngân hàng đã được thưởng những món tiền lớn trong lúc tình hình kinh tế đất nước đang khó khăn.
Trong một cuộc họp với các quan chức cao cấp trong ngành ngân hàng, Thủ tướng Anh Gordon Brown nói rằng cần xóa bỏ "văn hóa tiền thưởng lỗi thời", quyết tâm không thưởng to ở những ngân hàng thua lỗ và chỉ thưởng cho thành công mang tính bền vững, lâu dài.
Thị trưởng khu tài chính London Lord Myners cũng cho rằng cần giới hạn kiểu thưởng tiền với mục đích khuyến khích ngân hàng có hành động đầu tư rủi ro. Việc này, theo Lord Myners - đáng làm để hệ thống ngân hàng hoạt động minh bạch và ổn định.
Chính phủ của ông Brown đã tiến hành một loạt các biện pháp nhằm hạn chế tiền thưởng trong giới ngân hàng như trao thêm quyền cho Cơ quan Dịch vụ Tài chính Anh (FSA) nhằm điều chỉnh tiền thưởng, ra dự luật về Dịch vụ Tài chính nhằm cấm tổ chức ngân hàng khuyến khích khách hàng vay mượn nhiều hơn khả năng họ có thể trả nợ, tạo điều kiện cho khách hàng phối hợp nhau để tiến hành các vụ kiện tập thể để đòi bồi thường trước các chi phí ngân hàng quá cao.
Theo Luật thuế đánh một lần được ban hành ở Anh, các ngân hàng hoạt động ở Anh phải đóng thuế 50% trên tất cả các khoản thưởng bất thường trên 25.000 bảng Anh. Chính phủ Anh cũng ra tuyên bố đánh mức thuế thu nhập cao nhất 50% (tăng lên từ mức 40%) vào giới ngân hàng.
Việc đánh thuế này sẽ được áp dụng vào các khoản thu nhập trên 150.000 bảng Anh mỗi năm/người của giới chủ ngân hàng. Quyết định này được thiết kế với mục đích ngăn chặn các khoản thưởng lớn hơn là tăng doanh thu.
Tất cả các biện pháp kể trên theo như nhận xét của ông Kenneth Clarke, cựu Bộ trưởng tài chính Anh, thực sự tất cả đều là vẻ bề ngoài bởi giới ngân hàng sẽ trả cho chính họ theo những cách khác nhau.
Giới ngân hàng và các công ty săn đầu người ở phương Tây cho rằng các quyết định của Anh và Pháp về đánh thuế cao trên tiền thưởng của giới ngân hàng sẽ không làm các ngân hàng toàn cầu ở phương Tây di chuyển về các khu vực phát triển nhanh ở châu Á.
Tuy nhiên, họ tin rằng việc đánh thuế này cùng với giám sát chặt chẽ các khoản lương, thưởng của giới ngân hàng và xu hướng thuế thu nhập cao ở phương Tây sẽ khiến cho nhiều tài năng trong lĩnh vực tài chính chảy về phương Đông. Điều này có nghĩa là các trung tâm tài chính như Singapore và Hongkong được hưởng lợi.
"Văn hóa tiền thưởng lỗi thời" sẽ vẫn là câu chuyện "đến hẹn lại lên" trong đời sống chính trị, xã hội của các nước trong thế kỷ 21, đặc biệt là những nước tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều từ các hoạt động dịch vụ tài chính như Anh.
Và có lẽ những gì thuộc về "văn hóa" là khó thay đổ và muốn thay đổi thì phải tính bằng thập kỷ chứ không phải bằng năm, bởi vậy làm việc tại các ngân hàng đầu tư vẫn là ước mơ của rất nhiều người hiện nay./.
Diễm Quỳnh (London/Vietnam+)