Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) đã bế mạc ngày 28/1 sau khi thông qua Tuyên bố Santiago, trong đó nhấn mạnh cam kết của tất cả các nước thành viên xây dựng một khối liên kết độc lập và có chủ quyền, tiến bước trên con đường phát triển bền vững tại khu vực này.
Theo Tổng thống nước chủ nhà Chile, Sebastián Piñera, các nhà lãnh đạo dự hội nghị đã nhất trí những biện pháp cụ thể nhằm chống đói nghèo, bất bình đẳng, thảm họa thiên nhiên, buôn lậu ma túy; phát triển giáo dục; thúc đẩy năng lượng sạch; ưu tiên hợp tác với các nước chậm phát triển hơn; bảo vệ người nhập cư...
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo đã thông qua một loạt các thông cáo đặc biệt, trong đó ủng hộ chủ quyền của Argentina đối với quần đảo Malvinas đang tranh chấp với Anh, phản đối Mỹ cấm vận chống Cuba, ủng hộ nhân dân Haiti tái thiết đất nước sau thảm họa động đất, đồng thời nhấn mạnh quyết tâm chống khủng bố và buôn lậu ma túy dưới mọi hình thức.
Mặt khác, Tuyên bố kêu gọi các bên đạt được một giải pháp hòa bình, lâu dài và không có sự can thiệp của nước ngoài trong cuộc xung đột hiện nay tại Syria, trên cơ sở tôn trọng đầy đủ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của nước này.
Trước khi hội nghị bế mạc, Tổng thống Piñera đã trao chức chủ tịch luân phiên CELAC cho Chủ tịch Cuba, Raúl Castro, đánh dấu sự tái hội nhập đầy đủ của quốc đảo tại Mỹ Latinh sau khi bị trục xuất khỏi Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) năm 1962 dưới sức ép của Mỹ.
Phát biểu nhân dịp này, Chủ tịch Raul Castro khẳng định Cuba sẽ nỗ lực góp phần tăng cường chủ quyền, thúc đẩy liên kết hợp tác và đoàn kết giữa các nước, đồng thời đấu tranh chống những hành động can thiệp, đe dọa và sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa các quốc gia.
Chủ tịch Raul nhấn mạnh Cuba sẽ nỗ lực phấn đấu cho hòa bình, công lý, phát triển và sự hiểu biết giữa các dân tộc tại Mỹ Latinh và Caribe.
CELAC được chính thức thành lập tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất, tháng 12/2011 tại thủ đô Caracas. Theo Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez, một trong những nhà lãnh đạo thúc đẩy mạnh mẽ sáng kiến này, CELAC ra đời nhằm thay thế vai trò của OAS, một tổ chức đã lỗi thời và luôn bị Mỹ thao túng./.
Theo Tổng thống nước chủ nhà Chile, Sebastián Piñera, các nhà lãnh đạo dự hội nghị đã nhất trí những biện pháp cụ thể nhằm chống đói nghèo, bất bình đẳng, thảm họa thiên nhiên, buôn lậu ma túy; phát triển giáo dục; thúc đẩy năng lượng sạch; ưu tiên hợp tác với các nước chậm phát triển hơn; bảo vệ người nhập cư...
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo đã thông qua một loạt các thông cáo đặc biệt, trong đó ủng hộ chủ quyền của Argentina đối với quần đảo Malvinas đang tranh chấp với Anh, phản đối Mỹ cấm vận chống Cuba, ủng hộ nhân dân Haiti tái thiết đất nước sau thảm họa động đất, đồng thời nhấn mạnh quyết tâm chống khủng bố và buôn lậu ma túy dưới mọi hình thức.
Mặt khác, Tuyên bố kêu gọi các bên đạt được một giải pháp hòa bình, lâu dài và không có sự can thiệp của nước ngoài trong cuộc xung đột hiện nay tại Syria, trên cơ sở tôn trọng đầy đủ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của nước này.
Trước khi hội nghị bế mạc, Tổng thống Piñera đã trao chức chủ tịch luân phiên CELAC cho Chủ tịch Cuba, Raúl Castro, đánh dấu sự tái hội nhập đầy đủ của quốc đảo tại Mỹ Latinh sau khi bị trục xuất khỏi Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) năm 1962 dưới sức ép của Mỹ.
Phát biểu nhân dịp này, Chủ tịch Raul Castro khẳng định Cuba sẽ nỗ lực góp phần tăng cường chủ quyền, thúc đẩy liên kết hợp tác và đoàn kết giữa các nước, đồng thời đấu tranh chống những hành động can thiệp, đe dọa và sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa các quốc gia.
Chủ tịch Raul nhấn mạnh Cuba sẽ nỗ lực phấn đấu cho hòa bình, công lý, phát triển và sự hiểu biết giữa các dân tộc tại Mỹ Latinh và Caribe.
CELAC được chính thức thành lập tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất, tháng 12/2011 tại thủ đô Caracas. Theo Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez, một trong những nhà lãnh đạo thúc đẩy mạnh mẽ sáng kiến này, CELAC ra đời nhằm thay thế vai trò của OAS, một tổ chức đã lỗi thời và luôn bị Mỹ thao túng./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)