Cách để giải quyết cuộc khủng hoảng tiếp theo ở châu Á-Thái Bình Dương

Thế giới và khu vực châu Á-Thái Bình Dương dễ bị tổn thương trước các sự kiện như chiến tranh thương mại và tiền tệ, xung đột quân sự và rủi ro an ninh vượt khỏi tầm kiểm soát.
Cách để giải quyết cuộc khủng hoảng tiếp theo ở châu Á-Thái Bình Dương ảnh 1(Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images)

Theo trang mạng eastasiaforum.org, kỷ niệm 10 năm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là cơ hội để suy ngẫm nghiêm túc về biện pháp phòng ngừa và giải pháp cho các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính, đồng thời đúc kết những bài học quý giá từ cuộc khủng hoảng này.

Ở châu Á-Thái Bình Dương, trong 4 thập kỷ qua có những cuộc khủng hoảng cần phải nhắc tới: cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, khủng hoảng châu Mỹ Latinh, các cuộc khủng hoảng tài chính ở Australia và Nhật Bản và sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods.

Các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra đều đặn và nghiêm trọng, làm tổn hại đến nền kinh tế và xã hội. Rất khó để cải cách bởi nó làm thay đổi quyền lợi và có thể khó giải thích về mặt chính trị. Rất khó để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng do những tổn thương cấu trúc và châm ngòi các sự kiện dẫn đến sự sụp đổ lòng tin trong mỗi trường hợp khác nhau.

Đa phần các cải cách tập trung vào việc làm thế nào để cải thiện khả năng phục hồi của các nền kinh tế và hệ thống tài chính, cụ thể là về kế hoạch thị trường, quản lý rủi ro, quy định và giám sát, cũng như tác dụng tương xứng của các mạng lưới an toàn.

Thế giới và khu vực châu Á-Thái Bình Dương dễ bị tổn thương trước các sự kiện như chiến tranh thương mại và tiền tệ, xung đột quân sự và rủi ro an ninh vượt khỏi tầm kiểm soát.

Sự phơi bày nợ ngân hàng và chính phủ cũng có thể làm xói mòn lòng tin của dân chúng và thị trường vào hệ thống tài chính ở những nền kinh tế lớn. Trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc và thay đổi cán cân chiến lược, những sự kiện này cũng có thể xảy ra.

Việc giải quyết các nguồn cơn rủi ro tài chính là cần thiết. Tuy nhiên, tốt hơn nên bổ sung nghiên cứu khả năng phục hồi tài chính - và chương trình hành động - về sức mạnh của các khuôn khổ, thể chế kinh tế và xã hội ở khắp các nước.

[Tìm hiểu vay phát triển hạ tầng từ sáng kiến 'Vành đai và con đường']

Những khuôn khổ và thể chế này sẽ nói lên khả năng đàn hồi của một nền kinh tế và xã hội trước các cú sốc lây nhiễm và ảnh hưởng đến một quốc gia.

Có rất nhiều chỉ số nói lên sức mạnh thể chế của một quốc gia, nhất là chỉ số tham nhũng trong lĩnh vực công của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.

Ở khắp các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, vẫn còn có sự dàn trải trong việc đánh giá sự minh bạch xung quanh các vấn đề như vận động hành lang, tài chính chính trị, chi tiêu chính phủ và các thể chế công.

Một số nền kinh tế có mức thu nhập thấp và trung bình đã cải thiện đáng kể trong bảng phân loại của họ trong 5 năm qua: Triều Tiên tăng 9 điểm lên 17 điểm, Indonesia và Timor Leste tăng 5 điểm, và Papua New Guinea và Việt Nam tăng 4 điểm.

Theo Công ty quan hệ công chúng Edelman Trust Barometer, lòng tin của người dân đối với các chính phủ ở Malaysia và Hàn Quốc đã được cải thiện trong năm 2018 từ 37% số người được khảo sát trong năm 2017 lên 46% năm 2018 ở Malaysia và Hàn Quốc từ 28% lên 45%. Điều này cho thấy sự cải thiện hơn nữa trong minh bạch lĩnh vực công sẽ tiếp tục diễn ra ở những quốc gia này.

Duy nhất có một nước ở khu vực giảm mạnh (8 điểm) về chất lượng của các thể chế công kể từ năm 2012 là Australia.

“Hành động xây dựng khả năng phục hồi” phải luôn bắt đầu ở trong nước. Chắc chắn lúc đó việc cải thiện quản lý các thể chế tư và công, sự toàn diện của các quy trình, nguyên tắc thị trường cũng như gỡ bỏ cạnh tranh là việc quá dễ dàng. Các bước đi nhỏ sẽ là khả quan; những tiến triển trong quá trình ra quyết định sẽ tốt hơn là không có khi còn nhiều khoảng trống để cải thiện. Điều này sẽ giúp củng cố hệ thống tài chính.

Ví dụ, đối với một thể chế quốc gia ở một đất nước, để bảo vệ tính toàn diện trong quá trình ra quyết định trong lĩnh vực công, thì sự minh bạch và các quy định công khai phải là ưu tiên. Điều này cũng đúng với quy định chủ động giải quyết khó khăn của các thị trường để đảm bảo rằng tất cả thị trường có sức cạnh tranh và có lợi cho người tiêu dùng. Những bước đi này sẽ giúp tăng cường lòng tin của dân chúng vào quyết định của các bộ trưởng, quan chức và doanh nghiệp, đồng thời xây dựng khả năng phục hồi cho nền kinh tế.

Trong bối cảnh quyền lực địa chính trị thay đổi, chủ nghĩa dân tộc gia tăng, các khuôn khổ và thể chế toàn cầu bị căng cứng, đây là thời điểm hợp lý để giải tỏa và tăng cường hợp tác với các nước khác trong khu vực và xa hơn nữa, ở bất cứ nơi đâu có thể tìm thấy cơ hội thực hiện.

Ngoài việc củng cố các khuôn khổ và thể chế ở trong nước, cách đối phó tốt nhất đối với sự bất ổn toàn cầu là phải xây dựng, tăng cường các mối quan hệ và can dự chiến lược và thực tế với các quốc gia khác ở những khu vực có chung lợi ích.

Việc xây dựng một liên minh các nền kinh tế trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) để làm việc cùng nhau trong các lĩnh vực như tạo điều kiện thuận lợi và duy trì đầu tư nước ngoài, tăng cường cạnh tranh ở các thị trường nội địa, cải thiện quy trình ra quyết định và quản lý cơ sở hạ tầng, có thể giúp xây dựng lòng tin, nâng cao năng suất và cải thiện kết quả kinh tế, xã hội ở tất cả các nền kinh tế. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu.

Với các tổ chức quan trọng như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), APEC và Diễn đàn Đông Á (EAS), khu vực châu Á-Thái Bình Dương có một bộ máy vững chắc để xây dựng khả năng sự phục hồi và cải thiện kết quả cho người dân của khu vực này. Cơ hội ở đó cần nắm lấy./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục