Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh

Các phương pháp dệt bằng khung cửi hay xếp chỉ trực tiếp bằng tay được thể hiện qua tay nghề của những người phụ nữ dân tộc Châu Mạ, Thái Thanh, cho thấy sự tỉ mẩn, đặc sắc và cần được gìn giữ.
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 1Dệt vải thủ công theo lối truyền thống là một trong các kỹ năng quan trọng đối với nữ giới ở nhiều dân tộc thiểu số tại Việt Nam. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 2Nhằm quảng bá những kỹ năng truyền thống đáng quý, đầu tháng 12 vừa qua, trung tâm chuyên hỗ trợ phân phối các sản phẩm thủ công truyền thống - Craft Link đã mang đến cho khán giả Thủ đô màn trình diễn kỹ thuật dệt của các dân tộc Châu Mạ tại Lâm Đồng, Thái Thanh tại Nghệ An. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 3Với người dân tộc Thái Thanh (bản Na, xã Hữu Lập), thêu thùa, dệt vải là các kỹ năng cẩn thiết, được dạy cho các em gái từ khi hơn 10 tuổi. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 4Ở tuổi cập kê, các cô gái phải tự dệt vải, may váy áo, chăn, màn... cho đám cưới của mình. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 5Để tạo ra những nét hoa văn tỉ mỉ trên vải, người phụ nữ Thái Thanh phải học cách hiểu và xếp chỉ, từ đó đan xen các sợi màu sắc tạo thành loại hoa văn khác nhau. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 6Phần định hình hoa văn trên khung cửi được gọi là ''khau.'' Với những họa tiết có cấu trúc lặp lại, phần khau phải được làm một cách cẩn thận, sắp xếp sao cho ra đúng hình hoa văn mong muốn. Mỗi que gỗ giúp tách các đường chỉ, chỉ màu đi qua sẽ tạo thành họa tiết trên vải. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 7"Xếp chỉ tạo hoa văn là việc khá phức tạp, ai học nhanh thì 10 ngày làm được, ai lâu có khi cả tháng, nhiều tháng," bà Lô Thị Mai, một thợ dệt còn giữ nghề và đang truyền dạy cho nhiều em nhỏ khác ở bản, cho biết. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 8Một khổ vải dài 2m, rộng 0,6m có thể tốn tới 10 ngày làm liên tục, mỗi ngày hơn 15 tiếng đối với một người thợ lành nghề như bà Lô Thị Mai. Thời gian còn lại, những người phụ nữ Thái Thanh ở bản Na chủ yếu lo việc đồng áng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 9Mỗi khi con thoi đưa chỉ màu qua những sợi chỉ dọc (màu đen), hoa văn dần hiện lên rõ nét hơn. Chiếc lược gỗ (màu đỏ) được dùng để dệt chặt sợi chỉ vào tấm vải. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 10Tuy nhiên hiện nay, quần áo đã rẻ và sẵn có, các trang phục truyền thống đang dần bị thay thế và rơi vào quên lãng với nhiều người. Việc này có thể khiến những hoa văn đặc trưng dần biến mất, mai một kỹ năng dệt đầy khéo léo của người Thái Thanh. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 11Bởi lẽ những họa tiết, hình ảnh được thêu trên vải cũng giúp phản ánh đời sống tinh thần, thế giới quan của một tộc người về thế giới xung quanh, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, đặc trưng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 12Hình ảnh chim được dệt trên vải người Thái Thanh, được dệt theo lối dùng tay cài chỉ trực tiếp trên vải, không sử dụng khung cửi lớn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 13Người Châu Mạ cài chỉ bằng tay, không dùng khung cửi lớn mà chỉ dùng bộ khung tự chế đặt trên chân. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 14Khung dệt của người Châu Mạ nơi đây được buộc vào đai lưng và căng bằng hai chân. Đôi tay của họ khéo léo căng chỉ rồi đưa thoi luồn chỉ màu, theo cảm hứng mà sáng tạo nên những hình thù, hoa văn theo ý muốn của riêng mình. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 15Các họa tiết hoa văn ít có tính lặp lại theo một mô-típ nào đó. Một số hoa văn thường thấy trên vải dệt của người Châu Mạ là các con thú vật, con người, bình rượu... trong thời hiện đại, họ còn khắc họa cả hình nhà dài truyền thống, ở trên có cột ăng-ten. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 16Do đặc điểm của khung dệt mà mỗi khổ vải của người Châu Mạ nơi đây có chiều ngang giới hạn trong khoảng từ 60-80cm. Các tấm vải dệt này thường xuất hiện trên váy, đầu khố hoặc chăn và các sản phẩm từ vải khác trong cuộc sống đời thường. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cách xếp chỉ, tạo hoa văn truyền thống của phụ nữ Châu Mạ, Thái Thanh ảnh 17Các kỹ năng dệt của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam được nhận xét là đặc sắc song cần được bảo vệ trước nguy cơ mai một. Hai trong số nhiều cách bảo tồn và phát triển công việc thủ công truyền thống này là truyền dạy cho các thế hệ trẻ và tiếp tục tìm tòi, đổi mới sản phẩm cho hợp thị hiếu và có nguồn tiêu thụ phù hợp. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục