Bên lề Hội nghị ổn định tài chính khu vực Đông Á, ngày 27/11, tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn cho rằng không thể học hỏi kinh nghiệm các nước một cách cứng nhắc khi cải cách ngân hàng mà cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp hữu hiệu phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Theo ông Ngoạn, cải cách ngân hàng hiện vẫn chưa có bước đột phá, nhất là vấn đề sở hữu chéo do đây là các khó khăn đã tích tụ từ lâu. Để giải quyết khó khăn này, trước hết phải nhận dạng được rủi ro đó và thực tế Việt Nam đã làm được điều này.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng phải bổ sung hoàn thiện quy chế để ngăn rủi ro tương tự. Tư tưởng chung của các cơ quan quản lý hiện nay là kiên quyết đẩy mạnh cải cách nhanh nhất có thể.
Đánh giá về vấn đề an ninh ngân hàng trong thời gian tới, ông Ngoạn cho biết thời điểm khó khăn nhất là cuối năm 2011, khi thanh khoản thị trường có vấn đề. Khi đó, nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ do nợ xấu lớn và mất khả năng thanh khoản. Tâm lý thị trường lúc đó rất nặng nề, tuy nhiên chúng ta đã khéo léo vượt qua vì có những giải pháp của Chính phủ để đảm bảo lòng tin người dân.
Cụ thể, Chính phủ đảm bảo quyền lợi người gửi tiền để ngân hàng tiếp tục huy động vốn, đồng thời có giải pháp hỗ trợ tạm thời cho các ngân hàng gặp khó khăn. Ngoài ra, đã có nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động để không cho các ngân hàng có khó khăn tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực mạo hiểm hay mở rộng kinh doanh.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Viết Ngoạn, để tiếp tục đẩy nhanh cải cách hệ thống ngân hàng, trước hết cần phải xử lý nợ xấu theo lộ trình cụ thể. Quốc hội đã đặt lộ trình tới 2015 đưa nợ xấu xuống dưới 3%./.
Theo ông Ngoạn, cải cách ngân hàng hiện vẫn chưa có bước đột phá, nhất là vấn đề sở hữu chéo do đây là các khó khăn đã tích tụ từ lâu. Để giải quyết khó khăn này, trước hết phải nhận dạng được rủi ro đó và thực tế Việt Nam đã làm được điều này.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng phải bổ sung hoàn thiện quy chế để ngăn rủi ro tương tự. Tư tưởng chung của các cơ quan quản lý hiện nay là kiên quyết đẩy mạnh cải cách nhanh nhất có thể.
Đánh giá về vấn đề an ninh ngân hàng trong thời gian tới, ông Ngoạn cho biết thời điểm khó khăn nhất là cuối năm 2011, khi thanh khoản thị trường có vấn đề. Khi đó, nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ do nợ xấu lớn và mất khả năng thanh khoản. Tâm lý thị trường lúc đó rất nặng nề, tuy nhiên chúng ta đã khéo léo vượt qua vì có những giải pháp của Chính phủ để đảm bảo lòng tin người dân.
Cụ thể, Chính phủ đảm bảo quyền lợi người gửi tiền để ngân hàng tiếp tục huy động vốn, đồng thời có giải pháp hỗ trợ tạm thời cho các ngân hàng gặp khó khăn. Ngoài ra, đã có nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động để không cho các ngân hàng có khó khăn tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực mạo hiểm hay mở rộng kinh doanh.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Viết Ngoạn, để tiếp tục đẩy nhanh cải cách hệ thống ngân hàng, trước hết cần phải xử lý nợ xấu theo lộ trình cụ thể. Quốc hội đã đặt lộ trình tới 2015 đưa nợ xấu xuống dưới 3%./.
Thu Hằng (TTXVN)