Cải tiến súng chống tăng giành giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ

"Nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng súng chống tăng SCT-9 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và phù hợp với điều kiện môi trường Việt Nam" đã giành giải Nhất Sáng tạo khoa học công nghệ.
Cải tiến súng chống tăng giành giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ ảnh 1Ông Lê Xuân Thảo, Phó Chủ tịch thường trực VIFOTEC (phải) cho hay, năm 2017 cũng là năm kỷ niệm 25 năm thành lập tổ chức này. (Ảnh: T.H/Vietnam)

Công trình "Nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng súng chống tăng SCT-9 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và phù hợp với điều kiện môi trường Việt Nam" của tác giả Cù Đức Lam và cộng sự (Nhà máy Z125, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) là một trong bốn công trình giành giải Nhất Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2016.

Tại Lễ công bố các công trình đoạt giải thưởng do Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức) chiều 15/5, kỹ sư Cù Đức Lam cho biết, súng chống tăng được châu Âu sản xuất. Do đó, khi về Việt Nam, loại vũ khí này "gặp khó" với điều kiện thời tiết nóng ẩm, địa hình sông ngòi tại Việt Nam.

Với những nỗ lực của mình, kỹ sư Lam và cộng sự đã thành công trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng của loại vũ khí này, bảo đảm hoạt động tốt trong điều kiện chiến đấu tại Việt Nam. Ngoài ra, việc tháo lắp súng chống tăng đã cơ động hơn. Nếu trước đây, việc tháo lắp mất khoảng 5 phút thì sau khi cải tiến, việc này chỉ còn 30-40 giây.

Ngoài cải tiến súng chống tăng (lĩnh vực Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới). Ba công trình còn lại đoạt giải Nhất là "Nghiên cứu, thiết kế chế tạo kính quan sát đêm tầm xa cho biển đảo" (lĩnh vực Cơ khí-tự động hóa) của kỹ sư Đoàn Ngọc Hiệp và các cộng sự tại Xí nghiệp 23. Nhà máy Z199, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng; "Chế tạo tàu khách bằng vật liệu mới PPC với 56 chỗ ngồi" (lĩnh vực Vật liệu) của tác giả Nguyễn Kim Sơn và cộng sự, Công ty Công nghệ James Boad và "Thâm canh trồng sả trên vùng đất chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để thu tinh dầu phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ bã thải chưng cất" (lĩnh vực Công nghệ nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên của tác giả Lê Văn Tri và cộng sự thuộc Công ty cổ phần công nghệ sinh học.

Ngoài các giải Nhất, sẽ có 9 giải Nhì, 15 giải Ba và 17 giải Khuyến khích được trao. Lễ trao giải diễn ra vào tối 16/5 tại Hà Nội, được truyền hình trực tiếp trên VTV2.

[Trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2015]

Bên cạnh đó, năm 2016, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã xét và trao Bằng chứng nhận và Huy chương vàng cho hai công trình xuất sắc trong việc áp dụng hệ thống sở hữu trí tuệ vào đời sống. Đó là các công trình đoạt giải Nhất ở lĩnh vực Vật liệu và vực Công nghệ nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.

(Số liệu các công trình dự thi và đoạt giải kể từ khi Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam được tổ chức).

Ông Lê Đăng Thọ, Giám đốc Quỹ VIFOTEC cho hay, trong 23 năm qua, đơn vị này đã tổ chức thành công Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam với gần 2.400 công trình tham gia, 775 công trình đoạt giải.

Đáng chú ý, các công trình tham gia đều nằm trong các lĩnh vực ưu tiên của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa thiết thực trong đời sống sản xuất. Thực tế cũng cho thấy, hầu hết các các giải pháp, công trình đoạt Giải thưởng đã và đang được áp dụng mạnh mẽ trong thực tiễn sản xuất, mạng lại hiệu quả kinh tế xã hội cho đất nước./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục