Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Anh phát hiện, so với những người có cảm giác thoải mái và đầy đủ, “người có cảm giác chán nản mạnh mẽ” có khả năng tử vong vì bệnh tim hoặc đột quỵ cao hơn gấp 2,5 lần, ngoài ra chán nản cũng là nhân tố có thể gây “đoản thọ”.
Báo cáo nghiên cứu này được đăng trên tạo chí “Journal of Epidemiology” số ra tháng 2. Các nhà khoa học thuộc Đại học London đã tiến hành điều tra 7.524 công nhân viên chức ở độ tuổi từ 35-55 về tình trạng “cảm giác chán nản” trong khoảng thời gian từ năm 1985-1988, sau đó tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của những đối tượng này với khoảng thời gian hơn 20 năm, và tính đến tháng 4/2009, một số đối tượng điều tra đã qua đời.
Kết quả điều tra vào khoảng thời gian đó cho thấy, cứ 10 đối tượng điều tra thì có một đối tượng có cảm giác chán nản, số đối tượng nữ có cảm giác chán nản tăng gấp 2 lần so với nam giới; đối tượng có tuổi đời trẻ và làm những công việc lặt vặt có cảm giác chán nản nhiều hơn so với đối tượng khác.
Tỷ lệ tử vong của đối tượng có cám giác “chán nản mạnh mẽ” cao gấp 37% so với đối tượng có cảm giác thoải mái và đầy đủ.
Các nhà khoa học phân tích, những người bất mãn với cuộc sống, có cảm giác chán nản sẽ dễ dẫn đến các thói quen xấu như hút thuốc và uống rượu mạnh, và đây là những nhân tố sẽ gây đến “đoản thọ”.
Các nhà khoa học khuyên rằng để chữa trị tình trạng này điều quan trọng nhất chính là “thay đổi”. Ví dụ, có thể làm những công việc có ý nghĩa, tìm thấy giá trị trong công việc.
Nếu cảm thấy công việc không có ý nghĩa, làm việc sẽ không hưng phấn. Muốn thay đổi tình trạng này cần phải điều chỉnh phù hợp với nghề nghiệp, tìm lại giá trị trong công việc./.
Báo cáo nghiên cứu này được đăng trên tạo chí “Journal of Epidemiology” số ra tháng 2. Các nhà khoa học thuộc Đại học London đã tiến hành điều tra 7.524 công nhân viên chức ở độ tuổi từ 35-55 về tình trạng “cảm giác chán nản” trong khoảng thời gian từ năm 1985-1988, sau đó tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của những đối tượng này với khoảng thời gian hơn 20 năm, và tính đến tháng 4/2009, một số đối tượng điều tra đã qua đời.
Kết quả điều tra vào khoảng thời gian đó cho thấy, cứ 10 đối tượng điều tra thì có một đối tượng có cảm giác chán nản, số đối tượng nữ có cảm giác chán nản tăng gấp 2 lần so với nam giới; đối tượng có tuổi đời trẻ và làm những công việc lặt vặt có cảm giác chán nản nhiều hơn so với đối tượng khác.
Tỷ lệ tử vong của đối tượng có cám giác “chán nản mạnh mẽ” cao gấp 37% so với đối tượng có cảm giác thoải mái và đầy đủ.
Các nhà khoa học phân tích, những người bất mãn với cuộc sống, có cảm giác chán nản sẽ dễ dẫn đến các thói quen xấu như hút thuốc và uống rượu mạnh, và đây là những nhân tố sẽ gây đến “đoản thọ”.
Các nhà khoa học khuyên rằng để chữa trị tình trạng này điều quan trọng nhất chính là “thay đổi”. Ví dụ, có thể làm những công việc có ý nghĩa, tìm thấy giá trị trong công việc.
Nếu cảm thấy công việc không có ý nghĩa, làm việc sẽ không hưng phấn. Muốn thay đổi tình trạng này cần phải điều chỉnh phù hợp với nghề nghiệp, tìm lại giá trị trong công việc./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)