Lễ trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật và danh hiệu nghệ sỹ Nhân dân ngày 19/5 diễn ra trang trọng tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Buổi lễ đã vinh danh nhiều nghệ sỹ có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển nền văn học nghệ thuật nước nhà.
Tuy nhiên đằng sau những vinh quang là cả sự nỗ lực không mệt mỏi của các nghệ sỹ, sự động viên, sát cánh của những người bạn đời, đồng nghiệp.
Nước mắt người ở lại
Trong bộ áo dài đỏ trang trọng, bà Đoàn Thị Khánh Hợi, 90 tuổi, vợ của cố nghệ sỹ Nguyễn Sĩ Tiến dò dẫm từng bước lên khán đài dưới sự giúp đỡ của hàng chục cánh tay nghệ sỹ, con cháu.
Đón nhận phần thưởng cao quý do Chủ tịch nước trao tặng, bà Hợi không nói lên lời, hai hàng nước mắt cứ thế trào ra.
Bà nhớ chồng, nhớ lại những kỷ niệm đẹp, quãng thời gian hai ông bà cùng sát cánh bên nhau biểu diễn trên khắp chiến trường miền Nam, những khi ông vượt qua cơn sốt rét ác tính để mỉm cười với cuộc sống. Trong dòng hồi tưởng đó, hình ảnh ông cứ thế ùa về ấm áp, yêu thương.
Khi đã yên vị tại hàng ghế dành cho nghệ sỹ, thân nhân nghệ sĩ đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, bà Hợi vẫn còn chưa hết xúc động. Cô cháu nhẹ nhàng lau những giọt nước mắt đang tuôn rơi trên gương mặt phúc hậu của bà Hợi. Bà cho biết bà đang sống cùng con gái, ca sỹ Lệ Quyên tại Pháp. Tuổi đã cao, sức yếu nhưng khi nghe tin ông nhận dược giải thưởng Hồ Chí Minh sau khi mất 30 năm, bà nằng nặc đòi về Việt Nam để được tận tay nhận giải.
Mới hôm qua, sau khi ra mộ thắp hương cho ông, ý nghĩ ở lại Việt Nam chợt lóe lên trong đầu bà. Và đến hôm nay, khị thay chồng nhận giải thưởng này, bà Hợi chắc chắn mình sẽ ở lại nơi chôn rau cắt rốn này để sống cùng những hồi ức đẹp về ông, sống với niềm hạnh phúc của ông khi viết nên trên 110 kịch bản và công trình sân khấu có giá trị.
Nghệ sỹ - lãnh đạo tuy hai mà một
Đứng trước bức ảnh chân dung mình trong khán phòng của Nhà hát lớn, nghệ sỹ Lê Văn Huệ (Lê Huệ) không giấu được vẻ xúc động. Ông là người duy nhất trong 74 nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu nghệ sỹ Nhân dân đã từng “làm quan” tới cấp tỉnh.
Người nghệ sỹ già mái tóc bạc trắng, dáng người tầm thước, ánh mắt vẫn sáng rực lên khi kể về cuộc đời, sự nghiệp nghệ thuật của mình.
Ông Lê Huệ, sinh năm 1940, đã từng đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật, Giám đốc Ty Văn hóa tỉnh rồi Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Hà (nay là Hà Nam). Trên cương vị nào, ông cũng nỗ lực hết mình, đặc biệt với văn học nghệ thuật, ông luôn dành trọn tình yêu, tâm huyết.
Nghệ sỹ Nhân dân Lê Huệ tâm sự với ông, chính trị và nghệ thuật không hề mâu thuẫn với nhau. Khi làm đạo diễn sân khấu, ông có được sự thư thái; khi làm lãnh đạo ông có thể nghe, nhìn sự việc một cách chân thực, từ nhiều phía để tổng hợp và đưa lên sân khấu. Đây chính là ưu thế giúp ông tạo ra những tác phẩm để đời như “Chiến trường không tiếng súng,” “ Chàng mãi võ và cô hàng quạt," “Anh lái đò sông Vị”...
Ở cái tuổi thất thập cổ lai hy này, nghệ sỹ Nhân dân Lê Huệ vẫn đang ấp ủ tác phẩm “Tấm gương trong” - tác phẩm viết về cuộc đời một nghệ sỹ đầy vinh quang nhưng cũng lắm gian nan.
Niềm vui trọn vẹn của người nghệ sỹ
Niềm vui đã được trọn vẹn với Chủ tịch Hội điện ảnh Việt Nam Đặng Xuân Hải khi ông bước lên bục vinh quang nhận danh hiệu nghệ sỹ Nhân dân.
Ông Hải là người cuối cùng được đưa vào danh sách các nghệ sỹ đón nhận danh hiệu nghệ sỹ Nhân dân trong đợt này.
Mới ngày hôm qua thôi nghệ sỹ Đặng Xuân Hải vẫn còn hồi hộp khi biết Chủ tịch nước đã chính thức “bổ sung” mình vào danh sách trao tặng danh hiệu nghệ sỹ Nhân dân.
Hôm nay, đón nhận những tình cảm mà bạn bè, đồng nghiệp và công chúng, ông vô cùng xúc động. Không nói gì nhiều, nghệ sỹ Nhân dân Đặng Xuân Hải cảm ơn sự yêu mến của tất cả mọi người và hứa sẽ tiếp tục nỗ lực để xứng đáng với danh hiệu cao quý được đón nhận ngày hôm nay./.
Buổi lễ đã vinh danh nhiều nghệ sỹ có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển nền văn học nghệ thuật nước nhà.
Tuy nhiên đằng sau những vinh quang là cả sự nỗ lực không mệt mỏi của các nghệ sỹ, sự động viên, sát cánh của những người bạn đời, đồng nghiệp.
Nước mắt người ở lại
Trong bộ áo dài đỏ trang trọng, bà Đoàn Thị Khánh Hợi, 90 tuổi, vợ của cố nghệ sỹ Nguyễn Sĩ Tiến dò dẫm từng bước lên khán đài dưới sự giúp đỡ của hàng chục cánh tay nghệ sỹ, con cháu.
Đón nhận phần thưởng cao quý do Chủ tịch nước trao tặng, bà Hợi không nói lên lời, hai hàng nước mắt cứ thế trào ra.
Bà nhớ chồng, nhớ lại những kỷ niệm đẹp, quãng thời gian hai ông bà cùng sát cánh bên nhau biểu diễn trên khắp chiến trường miền Nam, những khi ông vượt qua cơn sốt rét ác tính để mỉm cười với cuộc sống. Trong dòng hồi tưởng đó, hình ảnh ông cứ thế ùa về ấm áp, yêu thương.
Khi đã yên vị tại hàng ghế dành cho nghệ sỹ, thân nhân nghệ sĩ đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, bà Hợi vẫn còn chưa hết xúc động. Cô cháu nhẹ nhàng lau những giọt nước mắt đang tuôn rơi trên gương mặt phúc hậu của bà Hợi. Bà cho biết bà đang sống cùng con gái, ca sỹ Lệ Quyên tại Pháp. Tuổi đã cao, sức yếu nhưng khi nghe tin ông nhận dược giải thưởng Hồ Chí Minh sau khi mất 30 năm, bà nằng nặc đòi về Việt Nam để được tận tay nhận giải.
Mới hôm qua, sau khi ra mộ thắp hương cho ông, ý nghĩ ở lại Việt Nam chợt lóe lên trong đầu bà. Và đến hôm nay, khị thay chồng nhận giải thưởng này, bà Hợi chắc chắn mình sẽ ở lại nơi chôn rau cắt rốn này để sống cùng những hồi ức đẹp về ông, sống với niềm hạnh phúc của ông khi viết nên trên 110 kịch bản và công trình sân khấu có giá trị.
Nghệ sỹ - lãnh đạo tuy hai mà một
Đứng trước bức ảnh chân dung mình trong khán phòng của Nhà hát lớn, nghệ sỹ Lê Văn Huệ (Lê Huệ) không giấu được vẻ xúc động. Ông là người duy nhất trong 74 nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu nghệ sỹ Nhân dân đã từng “làm quan” tới cấp tỉnh.
Người nghệ sỹ già mái tóc bạc trắng, dáng người tầm thước, ánh mắt vẫn sáng rực lên khi kể về cuộc đời, sự nghiệp nghệ thuật của mình.
Ông Lê Huệ, sinh năm 1940, đã từng đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật, Giám đốc Ty Văn hóa tỉnh rồi Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Hà (nay là Hà Nam). Trên cương vị nào, ông cũng nỗ lực hết mình, đặc biệt với văn học nghệ thuật, ông luôn dành trọn tình yêu, tâm huyết.
Nghệ sỹ Nhân dân Lê Huệ tâm sự với ông, chính trị và nghệ thuật không hề mâu thuẫn với nhau. Khi làm đạo diễn sân khấu, ông có được sự thư thái; khi làm lãnh đạo ông có thể nghe, nhìn sự việc một cách chân thực, từ nhiều phía để tổng hợp và đưa lên sân khấu. Đây chính là ưu thế giúp ông tạo ra những tác phẩm để đời như “Chiến trường không tiếng súng,” “ Chàng mãi võ và cô hàng quạt," “Anh lái đò sông Vị”...
Ở cái tuổi thất thập cổ lai hy này, nghệ sỹ Nhân dân Lê Huệ vẫn đang ấp ủ tác phẩm “Tấm gương trong” - tác phẩm viết về cuộc đời một nghệ sỹ đầy vinh quang nhưng cũng lắm gian nan.
Niềm vui trọn vẹn của người nghệ sỹ
Niềm vui đã được trọn vẹn với Chủ tịch Hội điện ảnh Việt Nam Đặng Xuân Hải khi ông bước lên bục vinh quang nhận danh hiệu nghệ sỹ Nhân dân.
Ông Hải là người cuối cùng được đưa vào danh sách các nghệ sỹ đón nhận danh hiệu nghệ sỹ Nhân dân trong đợt này.
Mới ngày hôm qua thôi nghệ sỹ Đặng Xuân Hải vẫn còn hồi hộp khi biết Chủ tịch nước đã chính thức “bổ sung” mình vào danh sách trao tặng danh hiệu nghệ sỹ Nhân dân.
Hôm nay, đón nhận những tình cảm mà bạn bè, đồng nghiệp và công chúng, ông vô cùng xúc động. Không nói gì nhiều, nghệ sỹ Nhân dân Đặng Xuân Hải cảm ơn sự yêu mến của tất cả mọi người và hứa sẽ tiếp tục nỗ lực để xứng đáng với danh hiệu cao quý được đón nhận ngày hôm nay./.
Mỹ Bình (TTXVN)