Ngày 24/2, Chính phủ Campuchia đã chính thức đề nghị Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) lại Hague, Hà Lan làm sáng tỏ phán quyết năm 1962 về chủ quyền ngôi đền cổ Preah Vihear.
Hãng Thông tấn Campuchia (AKP) dẫn lời Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết, nước này đã chính thức gửi đề nghị trên cùng toàn bộ các văn bản liên quan tới ICJ để đề nghị cơ quan này làm sáng tỏ phán quyết năm 1962, theo đó công nhận ngôi đền cổ Preah Vihear thuộc chủ quyền Campuchia.
Trước đó, phát biểu tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen cho biết sẽ tuân thủ phán quyết của ICJ và đề nghị Thái Lan cũng tuân thủ phán quyết này.
Theo Thủ tướng Hun Sen, xung đột Campuchia-Thái Lan không thể chấm dứt với một lệnh ngừng bắn, hoặc các quan sát viên từ bên thứ ba, vì điều này chỉ có thể làm giảm căng thẳng trong khi chờ đợi một giải pháp toàn diện cho khu vực biên giới hai nước.
Báo chí Campuchia ngày 24/2 cũng dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, hoan nghênh những nỗ lực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm giải quyết cuộc tranh chấp biên giới gay gắt hiện nay giữa hai quốc gia thành viên.
Theo kế hoạch, ASEAN sẽ cử các quan sát viên Indonesia tới khu vực giáp đền Preah Vihear của cả hai nước để giám sát lệnh ngừng bắn.
Trước đó, ngày 23/2, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva tuyên bố sẽ không rút bất kỳ binh sĩ nào của nước này ra khỏi khu vực giáp với Campuchia, cho dù Indonesia chuẩn bị phái các quan sát viên tới vùng tranh chấp biên giới giữa hai nước.
Thủ tướng Abhisit cho rằng, sự có mặt của các quan sát viên ASEAN sẽ giúp ngăn chặn các vụ xung đột giữa binh sĩ của hai bên, nhưng Thái Lan có quyền bảo vệ chủ quyền của mình.
Ông cũng cho biết, nước này đã chuẩn bị đầy đủ thông tin để thông báo cho đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) khi họ đến Bangkok vào ngày 26/2.
Trong một diễn biến khác, báo Campuchia mới số ra ngày 24/2 cho biết, trong 2-3 ngày qua, Thái Lan đã điều thêm nhiều binh sĩ tới khu vực giáp làng Chok Chey, gần cửa khẩu Poi Pet, tỉnh Banteay Meanchey, nơi bảy công dân Thái Lan bị bắt hồi cuối năm 2010 vì tội xâm nhập bất hợp pháp lãnh thổ Campuchia.
Báo trên dẫn các nguồn tin địa phương cho biết, ngoài việc tăng quân, Thái Lan còn rào dây thép gai dọc đường biên xung quanh doanh trại quân đội trong khu vực. Phía Thái Lan đã thông báo với Campuchia về các động thái trên và cho biết mục đích là đảm bảo an ninh cho chuyến thị sát khu vực này của Tư lệnh Quân khu I Thái Lan vào ngày 25/2./.
Hãng Thông tấn Campuchia (AKP) dẫn lời Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết, nước này đã chính thức gửi đề nghị trên cùng toàn bộ các văn bản liên quan tới ICJ để đề nghị cơ quan này làm sáng tỏ phán quyết năm 1962, theo đó công nhận ngôi đền cổ Preah Vihear thuộc chủ quyền Campuchia.
Trước đó, phát biểu tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen cho biết sẽ tuân thủ phán quyết của ICJ và đề nghị Thái Lan cũng tuân thủ phán quyết này.
Theo Thủ tướng Hun Sen, xung đột Campuchia-Thái Lan không thể chấm dứt với một lệnh ngừng bắn, hoặc các quan sát viên từ bên thứ ba, vì điều này chỉ có thể làm giảm căng thẳng trong khi chờ đợi một giải pháp toàn diện cho khu vực biên giới hai nước.
Báo chí Campuchia ngày 24/2 cũng dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, hoan nghênh những nỗ lực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm giải quyết cuộc tranh chấp biên giới gay gắt hiện nay giữa hai quốc gia thành viên.
Theo kế hoạch, ASEAN sẽ cử các quan sát viên Indonesia tới khu vực giáp đền Preah Vihear của cả hai nước để giám sát lệnh ngừng bắn.
Trước đó, ngày 23/2, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva tuyên bố sẽ không rút bất kỳ binh sĩ nào của nước này ra khỏi khu vực giáp với Campuchia, cho dù Indonesia chuẩn bị phái các quan sát viên tới vùng tranh chấp biên giới giữa hai nước.
Thủ tướng Abhisit cho rằng, sự có mặt của các quan sát viên ASEAN sẽ giúp ngăn chặn các vụ xung đột giữa binh sĩ của hai bên, nhưng Thái Lan có quyền bảo vệ chủ quyền của mình.
Ông cũng cho biết, nước này đã chuẩn bị đầy đủ thông tin để thông báo cho đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) khi họ đến Bangkok vào ngày 26/2.
Trong một diễn biến khác, báo Campuchia mới số ra ngày 24/2 cho biết, trong 2-3 ngày qua, Thái Lan đã điều thêm nhiều binh sĩ tới khu vực giáp làng Chok Chey, gần cửa khẩu Poi Pet, tỉnh Banteay Meanchey, nơi bảy công dân Thái Lan bị bắt hồi cuối năm 2010 vì tội xâm nhập bất hợp pháp lãnh thổ Campuchia.
Báo trên dẫn các nguồn tin địa phương cho biết, ngoài việc tăng quân, Thái Lan còn rào dây thép gai dọc đường biên xung quanh doanh trại quân đội trong khu vực. Phía Thái Lan đã thông báo với Campuchia về các động thái trên và cho biết mục đích là đảm bảo an ninh cho chuyến thị sát khu vực này của Tư lệnh Quân khu I Thái Lan vào ngày 25/2./.
(TTXVN/Vietnam+)