Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang kiến nghị Nhà nước ban hành Luật Phân bón nhằm chấm dứt việc “làm giá phân bón” như hiện nay.
Ban chỉ đạo cũng yêu cầu triển khai rộng khắp Nghị định số 15/2010/NĐ-CP (1/3/2010) phát huy vai trò của Ủy ban Nhân dân cấp xã, huyện trong xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, mức xử phạt nghiêm minh hơn trước đây; tạo điều kiện cho nông dân được mua phân bón vô cơ với giá gần với giá gốc.
Các địa phương cần lập hợp tác xã dịch vụ cung ứng thay cho đại lý cấp 2, 3; yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón lớn phải xây dựng hệ thống phân phối từ bán buôn đến bán lẻ thống nhất và thông suốt với hệ thống tổng kho và kho phân phối, mạng lưới cửa hàng bán lẻ rộng khắp trên các địa bàn, giá bán ổn định đến tận tay nông dân.
Trước mắt, cần tổ chức thí điểm hợp tác xã dịch vụ cung ứng phân bón tại một số chợ cụm xã, sau đó rút kinh nghiệm nhân rộng đến từng chợ cấp cụm xã và cấp xã đồng thời cần thực hiện rộng rãi hơn việc niêm yết giá các loại phân bón để nông dân tiện tham khảo, đối chiếu, hạn chế mua nhầm giá.
Theo các chuyên gia, nếu tổ chức được như vậy, chỉ tính cây lúa, mỗi năm 90% nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiết kiệm được tiền mua phân tương đương 150.000-200.000 tấn phân vô cơ. Lợi nhuận từ trồng lúa nhờ đó sẽ tăng lên đáng kể.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), hiện 90% nông dân Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung đang phải mua phân bón vô cơ với giá cao hơn giá gốc nhiều. Chỉ có 10% số nông dân mua tại đại lý cấp I với giá cao hơn giá gốc khoảng 10%, số còn lại phải mua phân tại đại lý cấp II, III, cao hơn giá gốc từ 30-40%.
Thêm vào đó, một bộ phận nông dân sử dụng phân bón không đúng phương pháp, từ đó hiệu quả kém, lợi nhuận giảm. Ngoài ra, vẫn tồn tại tình trạng chất lượng phân bón không đúng như công bố là nguyên nhân làm cho lợi nhuận của nông dân thấp.
Cũng theo Cục Trồng trọt, năm 2009, kiểm tra 859 mẫu phân bón của 17 tỉnh thành phía Nam thì có tới 48,7% số mẫu không đạt chất lượng công bố, tăng 1,6% so với năm 2008. Trong số các mẫu phân không đạt chất lượng có 58% là phân vô cơ, 23% phân hữu cơ và 19% phân bón lá. Đây là thiệt hại rất lớn đối với nông dân. Vì vậy, lợi nhuận của nông dân, nhất là người trồng lúa còn thấp dẫn đến đời sống của đại bộ phận nông dân còn khó khăn.
Theo giáo sư, tiến sĩ Võ Tòng Xuân, trong một vụ lúa, người trồng lúa đã bỏ ra gần 4 tháng chăm sóc. Bán lúa với giá trên dưới 4.000 đồng/kg như hiện nay, nông dân thu lãi trên dưới 30%. Nếu tính cả tiền công chăm sóc vào giá thành, người trồng lúa không còn lãi bao nhiêu./.
Ban chỉ đạo cũng yêu cầu triển khai rộng khắp Nghị định số 15/2010/NĐ-CP (1/3/2010) phát huy vai trò của Ủy ban Nhân dân cấp xã, huyện trong xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, mức xử phạt nghiêm minh hơn trước đây; tạo điều kiện cho nông dân được mua phân bón vô cơ với giá gần với giá gốc.
Các địa phương cần lập hợp tác xã dịch vụ cung ứng thay cho đại lý cấp 2, 3; yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón lớn phải xây dựng hệ thống phân phối từ bán buôn đến bán lẻ thống nhất và thông suốt với hệ thống tổng kho và kho phân phối, mạng lưới cửa hàng bán lẻ rộng khắp trên các địa bàn, giá bán ổn định đến tận tay nông dân.
Trước mắt, cần tổ chức thí điểm hợp tác xã dịch vụ cung ứng phân bón tại một số chợ cụm xã, sau đó rút kinh nghiệm nhân rộng đến từng chợ cấp cụm xã và cấp xã đồng thời cần thực hiện rộng rãi hơn việc niêm yết giá các loại phân bón để nông dân tiện tham khảo, đối chiếu, hạn chế mua nhầm giá.
Theo các chuyên gia, nếu tổ chức được như vậy, chỉ tính cây lúa, mỗi năm 90% nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiết kiệm được tiền mua phân tương đương 150.000-200.000 tấn phân vô cơ. Lợi nhuận từ trồng lúa nhờ đó sẽ tăng lên đáng kể.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), hiện 90% nông dân Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung đang phải mua phân bón vô cơ với giá cao hơn giá gốc nhiều. Chỉ có 10% số nông dân mua tại đại lý cấp I với giá cao hơn giá gốc khoảng 10%, số còn lại phải mua phân tại đại lý cấp II, III, cao hơn giá gốc từ 30-40%.
Thêm vào đó, một bộ phận nông dân sử dụng phân bón không đúng phương pháp, từ đó hiệu quả kém, lợi nhuận giảm. Ngoài ra, vẫn tồn tại tình trạng chất lượng phân bón không đúng như công bố là nguyên nhân làm cho lợi nhuận của nông dân thấp.
Cũng theo Cục Trồng trọt, năm 2009, kiểm tra 859 mẫu phân bón của 17 tỉnh thành phía Nam thì có tới 48,7% số mẫu không đạt chất lượng công bố, tăng 1,6% so với năm 2008. Trong số các mẫu phân không đạt chất lượng có 58% là phân vô cơ, 23% phân hữu cơ và 19% phân bón lá. Đây là thiệt hại rất lớn đối với nông dân. Vì vậy, lợi nhuận của nông dân, nhất là người trồng lúa còn thấp dẫn đến đời sống của đại bộ phận nông dân còn khó khăn.
Theo giáo sư, tiến sĩ Võ Tòng Xuân, trong một vụ lúa, người trồng lúa đã bỏ ra gần 4 tháng chăm sóc. Bán lúa với giá trên dưới 4.000 đồng/kg như hiện nay, nông dân thu lãi trên dưới 30%. Nếu tính cả tiền công chăm sóc vào giá thành, người trồng lúa không còn lãi bao nhiêu./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)