Cần chính sách huy động vốn cho hạ tầng giao thông

Theo Phó Thủ tướng, Bộ GTVT và các địa phương cần nghiên cứu chính sách huy động nguồn vốn ngoài ngân sách cho hạ tầng giao thông.
Ngày 18/8, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã tới dự Sơ kết 5năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thônvà biểu dương các xã điển hình trong phong trào xây dựng giao thông nông thôngiai đoạn 2008-2013, do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức.

Đã có 53 xã điển hình được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và 112 xãđược nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhờ những thành tíchxuất sắc trong xây dựng giao thông nông thôn, miền núi.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh biểu dương vàđánh giá cao nỗ lực Bộ Giao thông Vận tải, chính quyền các địa phương đã triểnkhai nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, góp phần thúc đẩy phát triểnkinh tế-xã hội nói chung và cải thiện đời sống cho người dân khu vực nông thônnói riêng.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, phong trào “Toàn dân tham gia xây dựnggiao thông nông thôn” đã phát triển rộng khắp, với phương thức Nhà nước và nhândân cùng làm đã đạt nhiều kết quả tích cực. Trong 5 năm qua đã huy động đượcnguồn lực hàng chục nghìn tỷ đồng xây dựng xây dựng giao thông nông thôn. Đángchú ý 18% trong số đó huy động từ nhân dân là hết sức ấn tượng. Ngoài ra, ngườidân cũng đóng góp hơn 165 triệu ngày công lao động xây dựng giao thông nôngthôn.

Mặc dù vậy, theo Phó Thủ tướng, hệ thống hạ tầng giao thông nói chung so vớiyêu cầu vẫn còn yếu kém, đây vừa là điểm nghẽn và cũng là điểm có thể tạo độtphá để phát triển. Do vậy, trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, Bộ Giao thôngVận tải cùng các địa phương cần có nhiều giải pháp sử dụng tốt nguồn lực hiệncó, đồng thời nghiên cứu chính sách huy động nguồn vốn ngoài ngân sách, nhất làhình thức hợp tác công tư (PPP).

Cùng với đó, qua sơ kết rút ra những điểm chung nhất từ các xã điển hình, xâydựng mô hình, bài học kinh nghiệm để nhân rộng ra cả nước. Ngoài ra, Bộ Giaothông Vận tải cần có hình thức ghi nhận tôn vinh những người dân có đóng góp lớncho phong trào xây dựng nông thôn mới nói chung và làm đường giao thông nôngthôn nói riêng.

Xác định đây là mục tiêu lâu dài, các địa phương cân đối đầu tư, vừa làm điểmvừa làm diện với tiêu chí các xã đều được nâng cao; tiếp tục rà soát và làm tốtcông tác quy hoạch để sau này xây dựng hiệu quả, tránh lãng phí, có thể áp dụngcơ giới hóa phục vụ sản xuất. Huy động nguồn lực lồng ghép với các dự án, chươngtrình trên địa bàn, tuy nhiên Phó Thủ tướng cũng lưu ý các địa phương huy độngtự nguyện và vừa sức của dân.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, 5 năm qua, toàn ngành cùng các địaphương trên cả nước đã hoàn thành dự án nâng cấp 1.660km đường của 18 tỉnh phíaBắc, với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ.Dự kiến, đến năm 2014 dự án giao thông nông thôn 3 sẽ hoàn thành việc cải tạo,nâng cấp khoảng 3.500km và bảo trì khoảng 17.000km đường giao thông nông thôn.

Các tỉnh cũng huy động vốn từ ngân sách địa phương, đóng góp của các tổ chức,các nhân trong và ngoài nước, người dân tự đóng góp kinh phí với tổng mức đạtgần 47.000 tỷ đồng; huy động hơn 165 triệu ngày công lao động xây dựng giaothông nông thôn

Nhờ đó, đã có hơn 15.000km đường được mở mới, 74.000km đườngđược sửa chữa, nâng cấp; xây được hơn 7.000 cầu bêtông cốt thép và nhiều cầuliên hợp, cầu sắt, cầu treo…. Hiện cả nước đã có 9.051/9.200 xã có đường ôtô vềtrung tâm xã./.

Hoàng Tùng (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục