Hơn 100 bức ảnh đen trắng tại triển lãm “Những khoảnh khắc lịch sử” vừa khai mạc hôm qua, tại Hà Nội, là hơn 100 khoảnh khắc vàng do các phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã đổ bao mồ hôi, công sức thậm chí phải trả bằng máu mới có được.
Hào hứng, sôi nổi nhưng không thể giấu niềm xúc động khi nhìn lại những tác phẩm của mình và các đồng nghiệp ghi lại trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước ác liệt nhất sau 35 năm, nguyên phóng viên ảnh TTXVN Đinh Quang Thành đã trao đổi với phóng viên Vietnam+ câu chuyện về phẩm chất của người phóng viên ảnh chiến trường.
- Sau 35 năm, nhìn lại những hình ảnh chụp từ chiến trường miền Nam do chính tay ông và những đồng đội ghi lại, cảm xúc của ông thế nào?
Ông Đinh Quang Thành: Tôi đã rất xúc động. Đây là dịp để nhớ lại hơn 30 năm trước tôi cùng đồng đội được trở thành phóng viên chiến trường và tham gia một chiến dịch lịch sử mà không dễ gì những người làm báo có được.
Nhìn những hình ảnh ấy, tôi lại nhớ những kỷ niệm khi tôi theo đoàn quân tiến vào Huế, Đà Nẵng và các thành thị miền Nam khác… Đặc biệt, ngày 26/4/1975, bắt đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tôi có vinh dự được theo cánh quân mở đầu tiến công vào căn cứ Nước Trong mở đầu chiến dịch ở hướng Đông-Bắc.
Cuộc triển lãm “Những khoảnh khắc lịch sử” cũng giúp tôi hình dung được cả cuộc chiến mà tôi từng vinh dự và may mắn được góp mặt để ghi lại những khoảnh khắc chiến thắng anh hùng của dân tộc. Với tôi, đó là một vinh dự vô cùng to lớn.
- Đã từng là phóng viên ảnh chiến trường, vậy theo ông, phẩm chất đặc biệt của những phóng viên ảnh thời đó là gì?
Ông Đinh Quang Thành: Tôi xin lấy một câu nói của Ca-li-nin, nhà nghiên cứu lý luận báo chí của Xô Viết cũ đại ý rằng, nếu anh muốn mỗi tấm ảnh của anh làm rung động lòng người thì trước hết hãy nhỏ vào đó những giọt mồ hôi, thậm chí cả những giọt máu của mình nữa…
Mà đúng là như vậy, đã có hơn 40 phóng viên nhiếp ảnh hy sinh, đổ máu để ghi lại cuộc chiến của đất nước, để có được những tác phẩm ảnh để đời mà chúng ta xem hôm nay. Dũng cảm và quên mình vì nhiệm vụ, đó là một phẩm chất vô cùng quan trọng với mỗi phóng viên ảnh chúng tôi.
Những người lính chiến đấu bằng vũ khí quân sự thì với chúng tôi chiếc máy ảnh chính là vũ khí, là những hình ảnh chiến thắng của quân đội ta, là những hình ảnh thất bại của địch. Đó cũng chính là nhiệm vụ của phóng viên ảnh thời đó.
- Hiểu theo nghĩa tương đồng, người phóng viên ảnh thời nay muốn có những tác phẩm ảnh giá trị vẫn cần những phẩm chất đó : dũng cảm và quên mình vì nhiệm vụ. Dũng cảm để xông pha vào mọi trận tuyến cũng rất khốc liệt như chống buôn lậu, chống tham nhũng, chống các tệ nạn xã hội ... Quên mình vì nhiệm vụ để có thể chớp được các khoảnh khắc vàng.. vậy với cương vị là người tiền bối, ông có lời khuyên gì cho các lớp hậu sinh?
Ông Đinh Quang Thành: Tôi thấy các đội ngũ phóng viên ảnh hiện nay có kiến thức văn hoá rộng, được đào tạo bài bản nên khi ra trường đã có vốn hiểu biết cần thiết đối với người làm báo. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những kiến thức bước đầu. Để trở thành phóng viên ảnh giỏi thì cần phải dấn thân vào cuộc sống, phải đọc nhiều, nghe nhiều, xem nhiều và phải đi nhiều.
Tôi cho rằng mỗi người làm báo chúng ta cần đi sâu vào những mũi nhọn của cuộc sống. Chỉ ở nơi đó mới cho chúng ta những hình ảnh sinh động, những tin tức thời sự giúp độc giả thông qua đó thấy tự hào rằng đất nước đang thay đổi từng giờ, từng phút. Và từ đó mới có các tác phẩm tốt.
- Nhưng có câu "Thời thế tạo anh hùng", đã đành là phải dấn thân và cần trau dồi nhiều thứ như ông nói, nhưng nếu nói đến tính “khoảnh khắc” thì chính bối cảnh lịch sử sẽ giúp tạo nên thành công cho mỗi bức ảnh và người phóng viên có may mắn chớp được chúng. Vì chỉ trong bối cảnh ấy mới tạo nên được những tác phẩm sống mãi với thời gian, vì lịch sử thì không lặp lại …
Ông Đinh Quang Thành: Đúng là với phóng viên ảnh thì đòi hỏi rất cao tính khoảnh khắc của sự kiện. Khoảnh khắc đó chính là khoảnh khắc bấm máy. Nhưng rõ ràng sẽ không thể có khoảnh khắc ấy xảy ra nếu anh không dấn thân, không hiểu biết sâu rộng và nắm bắt được những vấn đề của cuộc sống xã hội.
Nếu lơ mơ và hời hợt thì khi khoảnh khắc đó diễn ra, anh sẽ không đủ nhận thức để biết rằng đó chính là khoảnh khắc cần thiết phải đưa vào bức ảnh của mình. Do đó, tôi cho rằng dù là một phóng viên nhiếp ảnh nhưng kiến thức phải rộng, đặc biệt là kiến thức xã hội, vì nếu thiếu nó sẽ không thể có "khoảnh khắc vàng."
- Vậy theo ông cái “khoảnh khắc vàng” ấy chiếm bao nhiêu phần trăm thành công mỗi bức ảnh?
Ông Đinh Quang Thành: Tôi cho rằng cái quan trọng nhất là tư duy, nhận thức của người làm báo. Tư duy chiếm hầu hết thành quả công việc, còn giây phút bấm máy là phản xạ từ tư duy, từ hiểu biết xã hội, hiểu biết trước sự kiện mình bấm máy… Những hiểu biết đó sẽ chỉ cho mình phải bấm cái gì.
Chính sự am hiểu về cuộc sống sẽ chỉ cho người phóng viên ảnh biết chớp lấy những "khoảnh khắc vàng," để “bắt” không gian và thời gian ngưng đọng trong một khoảnh khắc ấy.
Cảm ơn ông./.
Hào hứng, sôi nổi nhưng không thể giấu niềm xúc động khi nhìn lại những tác phẩm của mình và các đồng nghiệp ghi lại trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước ác liệt nhất sau 35 năm, nguyên phóng viên ảnh TTXVN Đinh Quang Thành đã trao đổi với phóng viên Vietnam+ câu chuyện về phẩm chất của người phóng viên ảnh chiến trường.
- Sau 35 năm, nhìn lại những hình ảnh chụp từ chiến trường miền Nam do chính tay ông và những đồng đội ghi lại, cảm xúc của ông thế nào?
Ông Đinh Quang Thành: Tôi đã rất xúc động. Đây là dịp để nhớ lại hơn 30 năm trước tôi cùng đồng đội được trở thành phóng viên chiến trường và tham gia một chiến dịch lịch sử mà không dễ gì những người làm báo có được.
Nhìn những hình ảnh ấy, tôi lại nhớ những kỷ niệm khi tôi theo đoàn quân tiến vào Huế, Đà Nẵng và các thành thị miền Nam khác… Đặc biệt, ngày 26/4/1975, bắt đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tôi có vinh dự được theo cánh quân mở đầu tiến công vào căn cứ Nước Trong mở đầu chiến dịch ở hướng Đông-Bắc.
Cuộc triển lãm “Những khoảnh khắc lịch sử” cũng giúp tôi hình dung được cả cuộc chiến mà tôi từng vinh dự và may mắn được góp mặt để ghi lại những khoảnh khắc chiến thắng anh hùng của dân tộc. Với tôi, đó là một vinh dự vô cùng to lớn.
- Đã từng là phóng viên ảnh chiến trường, vậy theo ông, phẩm chất đặc biệt của những phóng viên ảnh thời đó là gì?
Ông Đinh Quang Thành: Tôi xin lấy một câu nói của Ca-li-nin, nhà nghiên cứu lý luận báo chí của Xô Viết cũ đại ý rằng, nếu anh muốn mỗi tấm ảnh của anh làm rung động lòng người thì trước hết hãy nhỏ vào đó những giọt mồ hôi, thậm chí cả những giọt máu của mình nữa…
Mà đúng là như vậy, đã có hơn 40 phóng viên nhiếp ảnh hy sinh, đổ máu để ghi lại cuộc chiến của đất nước, để có được những tác phẩm ảnh để đời mà chúng ta xem hôm nay. Dũng cảm và quên mình vì nhiệm vụ, đó là một phẩm chất vô cùng quan trọng với mỗi phóng viên ảnh chúng tôi.
Những người lính chiến đấu bằng vũ khí quân sự thì với chúng tôi chiếc máy ảnh chính là vũ khí, là những hình ảnh chiến thắng của quân đội ta, là những hình ảnh thất bại của địch. Đó cũng chính là nhiệm vụ của phóng viên ảnh thời đó.
- Hiểu theo nghĩa tương đồng, người phóng viên ảnh thời nay muốn có những tác phẩm ảnh giá trị vẫn cần những phẩm chất đó : dũng cảm và quên mình vì nhiệm vụ. Dũng cảm để xông pha vào mọi trận tuyến cũng rất khốc liệt như chống buôn lậu, chống tham nhũng, chống các tệ nạn xã hội ... Quên mình vì nhiệm vụ để có thể chớp được các khoảnh khắc vàng.. vậy với cương vị là người tiền bối, ông có lời khuyên gì cho các lớp hậu sinh?
Ông Đinh Quang Thành: Tôi thấy các đội ngũ phóng viên ảnh hiện nay có kiến thức văn hoá rộng, được đào tạo bài bản nên khi ra trường đã có vốn hiểu biết cần thiết đối với người làm báo. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những kiến thức bước đầu. Để trở thành phóng viên ảnh giỏi thì cần phải dấn thân vào cuộc sống, phải đọc nhiều, nghe nhiều, xem nhiều và phải đi nhiều.
Tôi cho rằng mỗi người làm báo chúng ta cần đi sâu vào những mũi nhọn của cuộc sống. Chỉ ở nơi đó mới cho chúng ta những hình ảnh sinh động, những tin tức thời sự giúp độc giả thông qua đó thấy tự hào rằng đất nước đang thay đổi từng giờ, từng phút. Và từ đó mới có các tác phẩm tốt.
- Nhưng có câu "Thời thế tạo anh hùng", đã đành là phải dấn thân và cần trau dồi nhiều thứ như ông nói, nhưng nếu nói đến tính “khoảnh khắc” thì chính bối cảnh lịch sử sẽ giúp tạo nên thành công cho mỗi bức ảnh và người phóng viên có may mắn chớp được chúng. Vì chỉ trong bối cảnh ấy mới tạo nên được những tác phẩm sống mãi với thời gian, vì lịch sử thì không lặp lại …
Ông Đinh Quang Thành: Đúng là với phóng viên ảnh thì đòi hỏi rất cao tính khoảnh khắc của sự kiện. Khoảnh khắc đó chính là khoảnh khắc bấm máy. Nhưng rõ ràng sẽ không thể có khoảnh khắc ấy xảy ra nếu anh không dấn thân, không hiểu biết sâu rộng và nắm bắt được những vấn đề của cuộc sống xã hội.
Nếu lơ mơ và hời hợt thì khi khoảnh khắc đó diễn ra, anh sẽ không đủ nhận thức để biết rằng đó chính là khoảnh khắc cần thiết phải đưa vào bức ảnh của mình. Do đó, tôi cho rằng dù là một phóng viên nhiếp ảnh nhưng kiến thức phải rộng, đặc biệt là kiến thức xã hội, vì nếu thiếu nó sẽ không thể có "khoảnh khắc vàng."
- Vậy theo ông cái “khoảnh khắc vàng” ấy chiếm bao nhiêu phần trăm thành công mỗi bức ảnh?
Ông Đinh Quang Thành: Tôi cho rằng cái quan trọng nhất là tư duy, nhận thức của người làm báo. Tư duy chiếm hầu hết thành quả công việc, còn giây phút bấm máy là phản xạ từ tư duy, từ hiểu biết xã hội, hiểu biết trước sự kiện mình bấm máy… Những hiểu biết đó sẽ chỉ cho mình phải bấm cái gì.
Chính sự am hiểu về cuộc sống sẽ chỉ cho người phóng viên ảnh biết chớp lấy những "khoảnh khắc vàng," để “bắt” không gian và thời gian ngưng đọng trong một khoảnh khắc ấy.
Cảm ơn ông./.
Mai Anh (Vietnam+)