Chiều 2/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.
Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XII, các đại biểu nhất trí với nhận định nhiệm kỳ Quốc hội hóa XII (2007-2011), Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục ban hành số lượng lớn văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết góp phần tạo lập được khung pháp luật để quản lý nhà nước, quản lý xã hội, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội chưa đạt được kết quả như Chương trình đề ra; chất lượng và tính khả thi của một số văn bản luật, pháp lệnh chưa cao; một số luật, pháp lệnh chậm đi vào cuộc sống.
Nguyên nhân được các đại biểu cho là việc lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn mang tính bị động, tính khả thi không cao nên phải điều chỉnh nhiều lần; sự phối hợp giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan, tổ chức hữu quan thiếu chặt chẽ; chất lượng chuẩn bị một số dự án luật, pháp lệnh còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo tiến độ như đã dự kiến; nội dung một số luật, pháp lệnh được ban hành vẫn còn nhiều quy định mang tính nguyên tắc, thiếu cụ thể, phải chờ văn bản dưới luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành mới có thể thực hiện được nhưng việc ban hành các văn bản này không bảo đảm tiến độ.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành với dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII gồm 96 dự án thuộc Chương trình chính thức (90 dự án luật, 6 dự án pháp lệnh) và 38 dự án thuộc Chương trình chuẩn bị.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội), Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) và nhiều đại biểu khác thống nhất với những giải pháp được Ủy ban thường vụ Quốc hội đề xuất để bảo đảm thực hiện chương trình, Quốc hội bố trí thời gian thỏa đáng để thảo luận về dự kiến Chương trình tại các phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội và Hội trường; Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, các cơ quan khác, tổ chức có quyền trình dự án dành thời gian thỏa đáng cho công tác xây dựng pháp luật, sớm thành lập hoặc củng cố Ban soạn thảo các dự án; chỉ đạo công tác soạn thảo bảo đảm tiến độ và chất lượng của dự án; ban hành kịp thời văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh.
Cơ quan, tổ chức soạn thảo dự án tiếp tục đề cao vai trò, trách nhiệm và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về soạn thảo dự án, thời hạn gửi dự án đến Chính phủ, cơ quan thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội; tham gia có trách nhiệm vào quá trình nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh...
Bàn về quan điểm, căn cứ lập dự kiến chương trình, đại biểu Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) nêu vấn đề nhiều dự án luật sau khi ban hành chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, phải sửa đổi, bổ sung. Đại biểu đề nghị căn cứ tiêu chí để xây dựng luật, pháp lệnh phải đặt mục tiêu chất lượng của dự án luật, pháp lệnh đặt lên hàng đầu.
Đại biểu Nguyễn Đức Chung cho rằng chỉ đưa vào Chương trình các dự án đã có thuyết minh rõ ràng về sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các nội dung cơ bản và đáp ứng đúng quy trình thủ tục, quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đại biểu nhấn mạnh trong việc lập Chương trình cần có sự tính toán cụ thể để những dự án luật, pháp lệnh nằm trong Chương trình có sự gắn kết với luật, pháp lệnh đang có hiệu lực, tạo sự toàn diện, đồng bộ, nâng cao hiệu quả trong thực thi pháp luật. Để nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng luật, pháp lệnh, đại biểu đề xuất cơ quan soạn thảo, thẩm định cần công bố thông tin công khai, cụ thể và rộng rãi về nội dung của luật, pháp lệnh ngay trong quá trình xây dựng, giúp đại biểu Quốc hội thuận lợi hơn trong quá trình nghiên cứu, đóng góp ý kiến; đề xuất cần lấy ý kiến của nhân dân trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh, coi đây là kênh phản biện xã hội.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) đề xuất cần tham vấn công chúng ngay trong quá trình xây dựng luật, thực hiện các cuộc điều tra xã hội học để nâng cao chất lượng xây dựng luật và tính khả thi khi luật đi vào cuộc sống. Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề nghị Quốc hội cần có quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan thẩm định, đặc biệt là tính hợp hiến, hợp pháp. Đại biểu cho rằng Ủy ban thường vụ Quốc hội nên nghiên cứu, tính đến việc xây dựng một cơ quan xây dựng luật độc lập của Quốc hội.
Để khắc phục tình trạng luật phải chờ văn bản dưới luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành mới thực sự đi vào cuộc sống, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề xuất ngay từ khi xây dựng luật, cần xây dựng ngay hướng dẫn thi hành, tránh tình trạng luật chờ nghị định, thông tư...
Đại biểu Nguyễn Hữu Quang cũng bày tỏ sự không hài lòng trước tình trạng luật "khung", luật "ống" vẫn còn nhiều, luật chờ nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành dẫn đến tình trạng luật chậm đi vào cuộc sống và khẳng định cần khắc phục ngay tình trạng này bằng những giải pháp cụ thể.
Ngày mai (3/11) Quốc hội tiếp tục làm việc./.
Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XII, các đại biểu nhất trí với nhận định nhiệm kỳ Quốc hội hóa XII (2007-2011), Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục ban hành số lượng lớn văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết góp phần tạo lập được khung pháp luật để quản lý nhà nước, quản lý xã hội, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội chưa đạt được kết quả như Chương trình đề ra; chất lượng và tính khả thi của một số văn bản luật, pháp lệnh chưa cao; một số luật, pháp lệnh chậm đi vào cuộc sống.
Nguyên nhân được các đại biểu cho là việc lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn mang tính bị động, tính khả thi không cao nên phải điều chỉnh nhiều lần; sự phối hợp giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan, tổ chức hữu quan thiếu chặt chẽ; chất lượng chuẩn bị một số dự án luật, pháp lệnh còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo tiến độ như đã dự kiến; nội dung một số luật, pháp lệnh được ban hành vẫn còn nhiều quy định mang tính nguyên tắc, thiếu cụ thể, phải chờ văn bản dưới luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành mới có thể thực hiện được nhưng việc ban hành các văn bản này không bảo đảm tiến độ.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành với dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII gồm 96 dự án thuộc Chương trình chính thức (90 dự án luật, 6 dự án pháp lệnh) và 38 dự án thuộc Chương trình chuẩn bị.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội), Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) và nhiều đại biểu khác thống nhất với những giải pháp được Ủy ban thường vụ Quốc hội đề xuất để bảo đảm thực hiện chương trình, Quốc hội bố trí thời gian thỏa đáng để thảo luận về dự kiến Chương trình tại các phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội và Hội trường; Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, các cơ quan khác, tổ chức có quyền trình dự án dành thời gian thỏa đáng cho công tác xây dựng pháp luật, sớm thành lập hoặc củng cố Ban soạn thảo các dự án; chỉ đạo công tác soạn thảo bảo đảm tiến độ và chất lượng của dự án; ban hành kịp thời văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh.
Cơ quan, tổ chức soạn thảo dự án tiếp tục đề cao vai trò, trách nhiệm và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về soạn thảo dự án, thời hạn gửi dự án đến Chính phủ, cơ quan thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội; tham gia có trách nhiệm vào quá trình nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh...
Bàn về quan điểm, căn cứ lập dự kiến chương trình, đại biểu Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) nêu vấn đề nhiều dự án luật sau khi ban hành chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, phải sửa đổi, bổ sung. Đại biểu đề nghị căn cứ tiêu chí để xây dựng luật, pháp lệnh phải đặt mục tiêu chất lượng của dự án luật, pháp lệnh đặt lên hàng đầu.
Đại biểu Nguyễn Đức Chung cho rằng chỉ đưa vào Chương trình các dự án đã có thuyết minh rõ ràng về sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các nội dung cơ bản và đáp ứng đúng quy trình thủ tục, quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đại biểu nhấn mạnh trong việc lập Chương trình cần có sự tính toán cụ thể để những dự án luật, pháp lệnh nằm trong Chương trình có sự gắn kết với luật, pháp lệnh đang có hiệu lực, tạo sự toàn diện, đồng bộ, nâng cao hiệu quả trong thực thi pháp luật. Để nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng luật, pháp lệnh, đại biểu đề xuất cơ quan soạn thảo, thẩm định cần công bố thông tin công khai, cụ thể và rộng rãi về nội dung của luật, pháp lệnh ngay trong quá trình xây dựng, giúp đại biểu Quốc hội thuận lợi hơn trong quá trình nghiên cứu, đóng góp ý kiến; đề xuất cần lấy ý kiến của nhân dân trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh, coi đây là kênh phản biện xã hội.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) đề xuất cần tham vấn công chúng ngay trong quá trình xây dựng luật, thực hiện các cuộc điều tra xã hội học để nâng cao chất lượng xây dựng luật và tính khả thi khi luật đi vào cuộc sống. Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề nghị Quốc hội cần có quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan thẩm định, đặc biệt là tính hợp hiến, hợp pháp. Đại biểu cho rằng Ủy ban thường vụ Quốc hội nên nghiên cứu, tính đến việc xây dựng một cơ quan xây dựng luật độc lập của Quốc hội.
Để khắc phục tình trạng luật phải chờ văn bản dưới luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành mới thực sự đi vào cuộc sống, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề xuất ngay từ khi xây dựng luật, cần xây dựng ngay hướng dẫn thi hành, tránh tình trạng luật chờ nghị định, thông tư...
Đại biểu Nguyễn Hữu Quang cũng bày tỏ sự không hài lòng trước tình trạng luật "khung", luật "ống" vẫn còn nhiều, luật chờ nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành dẫn đến tình trạng luật chậm đi vào cuộc sống và khẳng định cần khắc phục ngay tình trạng này bằng những giải pháp cụ thể.
Ngày mai (3/11) Quốc hội tiếp tục làm việc./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)