Ngày 3/12, các chuyên gia, bác sĩ tại các đơn vị ghép tạng của Việt Nam và các chuyên gia trong lĩnh vực ghép tạng đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ đã tham dự hội thảo Chiến lược ghép tạng tại Việt Nam do Bệnh viện Chợ Rẫy - Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Theo giáo sư Francis L. Delmonico (Hoa Kỳ), Chủ tịch Hội Ghép tạng Thế giới, Cố vấn Ghép tạng ở người của Tổ chức Y tế Thế giới, để phát triển chiến lược ghép tạng cần tạo nên hệ thống người hiến tạng, phá bỏ những quan niệm sai lệch về vấn đề hiến tạng.
Trong khoảng 18 năm bắt đầu thực hiện ghép tạng tại Việt Nam, việc ghép tạng từ người cho còn sống không đáp ứng nổi nhu cầu điều trị vì quá ít người có thể hiến tạng. Đồng thời, người cho sống chỉ giới hạn trong ghép thận, ghép gan, không thể ghép tim, phổi... Do đó, việc phát triển ghép tạng từ người chết não là rất cần thiết.
Đặc biệt, đối với việc hiến tạng từ người chết não cần quy định rõ ràng, công khai trong chẩn đoán chết não để tránh người dân hoài nghi việc người hiến tạng có thể dẫn đến bị chẩn đoán sai lệch về chết não, trở thành nạn nhân để phục vụ cho việc mua bán tạng.
Đồng thời cần giáo dục y đức cho các bác sĩ và xây dựng luật bảo vệ những người hiến tạng, bảo đảm rằng việc lấy tạng để ghép cho người khác không phải là nguyên nhân gây tử vong của bất cứ người hiến tạng nào.
Giáo sư Nghiêm Đạo Đại, nguyên Giám đốc Phân khoa Ghép tạng, Bệnh viện Đa khoa Allegheny, Pittsburgh, PA, (Hoa Kỳ) cho rằng việc khan hiếm người hiến tạng xảy ra ở tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam. Số người đăng ký hiến tạng còn rất ít so với số người cần phải ghép tạng.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 5.000 bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo, các trung tâm lọc máu luôn trong tình trạng quá tải trầm trọng và nhiều bệnh nhân tử vong trong khi chờ được ghép tạng.
Do đó, cần phát triển chiến lược truyền thông để gia tăng số người hiến tạng, giúp mọi người hiểu hiến tạng là một việc làm mang tính nhân đạo, đem lợi ích cho xã hội, có thể giúp đỡ những người suy tạng vượt qua cơn hiểm nghèo.
Đồng thời, phải đảm bảo tính công bằng trong việc ghép tạng, bằng cách lập danh sách những người cần ghép tạng và khi có tạng từ người hiến thì người nhận sẽ được lấy ngẫu nhiên trong danh sách, xóa bỏ quan niệm hiến tạng chỉ để phục vụ cho những người giàu.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, đã có 7 trường hợp được ghép thận thành công từ người chết não. Đây là kết quả quan trọng mở đầu cho con đường ghép tạng từ nguồn tạng của người chết não; là niềm hy vọng cho những bệnh nhân suy thận và suy các phụ tạng khác; đem lại triển vọng phát triển các ngành ghép khác như ghép gan, ghép tim, ghép phổi, ghép tụy tạng, ghép ruột./.
Theo giáo sư Francis L. Delmonico (Hoa Kỳ), Chủ tịch Hội Ghép tạng Thế giới, Cố vấn Ghép tạng ở người của Tổ chức Y tế Thế giới, để phát triển chiến lược ghép tạng cần tạo nên hệ thống người hiến tạng, phá bỏ những quan niệm sai lệch về vấn đề hiến tạng.
Trong khoảng 18 năm bắt đầu thực hiện ghép tạng tại Việt Nam, việc ghép tạng từ người cho còn sống không đáp ứng nổi nhu cầu điều trị vì quá ít người có thể hiến tạng. Đồng thời, người cho sống chỉ giới hạn trong ghép thận, ghép gan, không thể ghép tim, phổi... Do đó, việc phát triển ghép tạng từ người chết não là rất cần thiết.
Đặc biệt, đối với việc hiến tạng từ người chết não cần quy định rõ ràng, công khai trong chẩn đoán chết não để tránh người dân hoài nghi việc người hiến tạng có thể dẫn đến bị chẩn đoán sai lệch về chết não, trở thành nạn nhân để phục vụ cho việc mua bán tạng.
Đồng thời cần giáo dục y đức cho các bác sĩ và xây dựng luật bảo vệ những người hiến tạng, bảo đảm rằng việc lấy tạng để ghép cho người khác không phải là nguyên nhân gây tử vong của bất cứ người hiến tạng nào.
Giáo sư Nghiêm Đạo Đại, nguyên Giám đốc Phân khoa Ghép tạng, Bệnh viện Đa khoa Allegheny, Pittsburgh, PA, (Hoa Kỳ) cho rằng việc khan hiếm người hiến tạng xảy ra ở tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam. Số người đăng ký hiến tạng còn rất ít so với số người cần phải ghép tạng.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 5.000 bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo, các trung tâm lọc máu luôn trong tình trạng quá tải trầm trọng và nhiều bệnh nhân tử vong trong khi chờ được ghép tạng.
Do đó, cần phát triển chiến lược truyền thông để gia tăng số người hiến tạng, giúp mọi người hiểu hiến tạng là một việc làm mang tính nhân đạo, đem lợi ích cho xã hội, có thể giúp đỡ những người suy tạng vượt qua cơn hiểm nghèo.
Đồng thời, phải đảm bảo tính công bằng trong việc ghép tạng, bằng cách lập danh sách những người cần ghép tạng và khi có tạng từ người hiến thì người nhận sẽ được lấy ngẫu nhiên trong danh sách, xóa bỏ quan niệm hiến tạng chỉ để phục vụ cho những người giàu.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, đã có 7 trường hợp được ghép thận thành công từ người chết não. Đây là kết quả quan trọng mở đầu cho con đường ghép tạng từ nguồn tạng của người chết não; là niềm hy vọng cho những bệnh nhân suy thận và suy các phụ tạng khác; đem lại triển vọng phát triển các ngành ghép khác như ghép gan, ghép tim, ghép phổi, ghép tụy tạng, ghép ruột./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)