Thành phố Cần Thơ sẽ dành nguồn kinh phí 400 tỷ đồng để triển khai chương trình phát triển công nghệ đến năm 2020, trong đó, 70% số vốn được huy động ngoài ngân sách.
Cần Thơ phấn đấu trở thành trung tâm công nghệ cao của vùng đồng bằng sông Cửu Long sau năm 2020.
Theo kế hoạch, Cần Thơ sẽ ưu tiên thực hiện ba nhóm dự án gồm phát triển nông nghiệp đô thị và nông nghiệp sinh thái; quản lý chất lượng và tiêu chuẩn hóa nông-thủy sản; hỗ trợ sản xuất, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
Trước mắt, thành phố Cần Thơ xây dựng ba trung tâm nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Thới Lai, Cờ Đỏ và ba trạm nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vĩnh Thạnh, Phong Điền, quận Thốt Nốt.
Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao 1 (khu trung tâm) chịu trách nhiệm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong cải tạo, sản xuất, nhân giống lúa chất lượng cao, cây ăn quả đặc sản, thủy sản nước ngọt bằng công nghệ và phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao 2 (khu phụ trợ) chịu trách nhiệm phối hợp với khu 1 sản xuất thử, triễn lãm, làm dịch vụ thương mại; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đại trà giống cây ăn quả, rau màu, thủy sản, gia súc, gia cầm đạt tiêu chuẩn quốc tế; ứng dụng quy trình công nghệ cao trong bảo quản, chế biến các mặt hàng nông thủy sản chủ lực.
Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao 3 (khu phụ trợ) có chức năng như Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao 2 nhưng chịu trách nhiệm cung ứng công nghệ cao để nhân giống, sản xuất giống lúa nguyên chủng, xác nhận, giống thủy sản nước ngọt cung ứng cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long; thực hiện quy trình chế biến gạo cao cấp, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng hệ thống phân phối gạo cao cấp.
Ba trạm nông nghiệp công nghệ cao có chức năng thông tin, trình diễn các sản phẩm, dịch vụ của các Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao và chuyển giao cho nông hộ các thành tựu về nông nghiệp công nghệ cao./.
Cần Thơ phấn đấu trở thành trung tâm công nghệ cao của vùng đồng bằng sông Cửu Long sau năm 2020.
Theo kế hoạch, Cần Thơ sẽ ưu tiên thực hiện ba nhóm dự án gồm phát triển nông nghiệp đô thị và nông nghiệp sinh thái; quản lý chất lượng và tiêu chuẩn hóa nông-thủy sản; hỗ trợ sản xuất, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
Trước mắt, thành phố Cần Thơ xây dựng ba trung tâm nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Thới Lai, Cờ Đỏ và ba trạm nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vĩnh Thạnh, Phong Điền, quận Thốt Nốt.
Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao 1 (khu trung tâm) chịu trách nhiệm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong cải tạo, sản xuất, nhân giống lúa chất lượng cao, cây ăn quả đặc sản, thủy sản nước ngọt bằng công nghệ và phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao 2 (khu phụ trợ) chịu trách nhiệm phối hợp với khu 1 sản xuất thử, triễn lãm, làm dịch vụ thương mại; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đại trà giống cây ăn quả, rau màu, thủy sản, gia súc, gia cầm đạt tiêu chuẩn quốc tế; ứng dụng quy trình công nghệ cao trong bảo quản, chế biến các mặt hàng nông thủy sản chủ lực.
Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao 3 (khu phụ trợ) có chức năng như Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao 2 nhưng chịu trách nhiệm cung ứng công nghệ cao để nhân giống, sản xuất giống lúa nguyên chủng, xác nhận, giống thủy sản nước ngọt cung ứng cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long; thực hiện quy trình chế biến gạo cao cấp, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng hệ thống phân phối gạo cao cấp.
Ba trạm nông nghiệp công nghệ cao có chức năng thông tin, trình diễn các sản phẩm, dịch vụ của các Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao và chuyển giao cho nông hộ các thành tựu về nông nghiệp công nghệ cao./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)