Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ thị trường tiền tệ để có biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề bất hợp lý về lãi suất đối với nền kinh tế; bảo đảm khả năng thanh khoản, từng bước hình thành lãi suất liên ngân hàng ở mức ổn định và hợp lý.
Dự lễ míttinh và trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ngành ngân hàng Việt Nam nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập (6/5/1951-6/5/2011) sáng 27/4, Thủ tướng chỉ đạo trước mắt, Ngân hàng Nhà nước cần kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa để tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; tập trung điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ, chính sách tiền tệ. Song song với đó, Ngân hàng Nhà nước phải bảo đảm an toàn và thanh khoản đối với các tổ chức tín dụng.
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng chúc mừng và nhiệt liệt biểu dương những thành tích, nỗ lực của ngành ngân hàng Việt Nam 60 năm qua, góp phần thiết thực vào những thành tựu của đất nước qua các thời kỳ cách mạng.
Thủ tướng khẳng định trong suốt quá trình phấn đấu, gian khổ, các thế hệ cán bộ ngân hàng đã nêu cao phẩm chất cách mạng cần, kiệm, liêm chính hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, ngành ngân hàng Việt Nam đã tiếp cận và đổi mới cơ chế chính sách tiền tệ phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam cũng như tiến gần với thông lệ quốc tế, góp phần tích cực vào việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, kiềm chế lạm phát. Hệ thống ngân hàng không ngừng được đổi mới, từng bước hình thành cơ chế ngân hàng hai cấp.
Ngân hàng Nhà nước ngày càng làm tốt hơn chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng Trung ương. Hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng chính sách liên tục được phát triển với môi trường pháp lý ổn định.
Đội ngũ cán bộ ngân hàng được trang bị kiến thức, kỹ năng với trình độ công nghệ hiện đại đáp ứng hiệu quả hơn nhu cầu chuyển vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy nhanh hơn quá trình lưu thông tiền tệ cho nền kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh để đạt được mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo Nghị quyết của Đảng đã đề ra, ngành ngân hàng phải nỗ lực phấn đấu vươn lên, thực hiện tốt hơn nữa chức năng nhiệm vụ của mình.
Hệ thống ngân hàng phải thực sự trở thành công cụ hữu hiệu điều chỉnh vĩ mô, đảm bảo kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển bền vững, ổn định. Mục tiêu cần hướng tới là xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại, an toàn, hiệu quả phù hợp với xu hướng điều chỉnh của các thể chế tài chính trên toàn quốc. Ngành ngân hàng cần tiếp tục hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, phát triển dịch vụ ngân hàng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; chủ động và nâng cao hơn nữa việc quản lý ngoại hối, nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước cần điều hành thị trường tiền tệ, tỷ giá hối đoái chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình nhằm khuyến khích xuất khẩu; cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và góp phần tăng dự trữ ngoại hối, ngăn ngừa đầu cơ ngoại tệ; giảm tình trạng đôla hóa nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện công khai, minh bạch trong giao dịch ngoại tệ đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân; kiểm soát chặt chẽ các tổ chức tín dụng trong huy động, cho vay và chất lượng tín dụng; khẩn trương hoàn thiện quy định về quản lý, kinh doanh vàng, từng bước hạn chế việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán…
Với vị trí đặc biệt quan trọng của mình, ngành ngân hàng Việt Nam cần được phát triển nhanh chóng, bền vững.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng, với bề dày thành tích, truyền thống nối tiếp suốt 60 năm qua, cán bộ, công chức, viên chức ngành ngân hàng sẽ ra sức khắc phục những tồn tại, đóng góp nhiều hơn nữa, thiết thực hơn nữa vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Đọc diễn văn tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu rõ trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành ngân hàng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và phát triển. Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và vai trò của Ngân hàng Nhà nước ngày càng được hoàn thiện và nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ và chỉ đạo hoạt động ngân hàng. Hệ thống các tổ chức tín dụng phát triển mạnh về quy mô, mạng lưới, loại hình, chất lượng hoạt động, phục vụ hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ tiền tệ-ngân hàng của nền kinh tế và tiến gần hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Ghi nhận những đóng góp của ngành ngân hàng, Đảng, Nhà nước đã trao tặng ngành Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang cho 2 đơn vị và nhiều phần thưởng cao quý khác…/.
Dự lễ míttinh và trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ngành ngân hàng Việt Nam nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập (6/5/1951-6/5/2011) sáng 27/4, Thủ tướng chỉ đạo trước mắt, Ngân hàng Nhà nước cần kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa để tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; tập trung điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ, chính sách tiền tệ. Song song với đó, Ngân hàng Nhà nước phải bảo đảm an toàn và thanh khoản đối với các tổ chức tín dụng.
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng chúc mừng và nhiệt liệt biểu dương những thành tích, nỗ lực của ngành ngân hàng Việt Nam 60 năm qua, góp phần thiết thực vào những thành tựu của đất nước qua các thời kỳ cách mạng.
Thủ tướng khẳng định trong suốt quá trình phấn đấu, gian khổ, các thế hệ cán bộ ngân hàng đã nêu cao phẩm chất cách mạng cần, kiệm, liêm chính hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, ngành ngân hàng Việt Nam đã tiếp cận và đổi mới cơ chế chính sách tiền tệ phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam cũng như tiến gần với thông lệ quốc tế, góp phần tích cực vào việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, kiềm chế lạm phát. Hệ thống ngân hàng không ngừng được đổi mới, từng bước hình thành cơ chế ngân hàng hai cấp.
Ngân hàng Nhà nước ngày càng làm tốt hơn chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng Trung ương. Hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng chính sách liên tục được phát triển với môi trường pháp lý ổn định.
Đội ngũ cán bộ ngân hàng được trang bị kiến thức, kỹ năng với trình độ công nghệ hiện đại đáp ứng hiệu quả hơn nhu cầu chuyển vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy nhanh hơn quá trình lưu thông tiền tệ cho nền kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh để đạt được mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo Nghị quyết của Đảng đã đề ra, ngành ngân hàng phải nỗ lực phấn đấu vươn lên, thực hiện tốt hơn nữa chức năng nhiệm vụ của mình.
Hệ thống ngân hàng phải thực sự trở thành công cụ hữu hiệu điều chỉnh vĩ mô, đảm bảo kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển bền vững, ổn định. Mục tiêu cần hướng tới là xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại, an toàn, hiệu quả phù hợp với xu hướng điều chỉnh của các thể chế tài chính trên toàn quốc. Ngành ngân hàng cần tiếp tục hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, phát triển dịch vụ ngân hàng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; chủ động và nâng cao hơn nữa việc quản lý ngoại hối, nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước cần điều hành thị trường tiền tệ, tỷ giá hối đoái chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình nhằm khuyến khích xuất khẩu; cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và góp phần tăng dự trữ ngoại hối, ngăn ngừa đầu cơ ngoại tệ; giảm tình trạng đôla hóa nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện công khai, minh bạch trong giao dịch ngoại tệ đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân; kiểm soát chặt chẽ các tổ chức tín dụng trong huy động, cho vay và chất lượng tín dụng; khẩn trương hoàn thiện quy định về quản lý, kinh doanh vàng, từng bước hạn chế việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán…
Với vị trí đặc biệt quan trọng của mình, ngành ngân hàng Việt Nam cần được phát triển nhanh chóng, bền vững.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng, với bề dày thành tích, truyền thống nối tiếp suốt 60 năm qua, cán bộ, công chức, viên chức ngành ngân hàng sẽ ra sức khắc phục những tồn tại, đóng góp nhiều hơn nữa, thiết thực hơn nữa vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Đọc diễn văn tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu rõ trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành ngân hàng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và phát triển. Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và vai trò của Ngân hàng Nhà nước ngày càng được hoàn thiện và nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ và chỉ đạo hoạt động ngân hàng. Hệ thống các tổ chức tín dụng phát triển mạnh về quy mô, mạng lưới, loại hình, chất lượng hoạt động, phục vụ hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ tiền tệ-ngân hàng của nền kinh tế và tiến gần hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Ghi nhận những đóng góp của ngành ngân hàng, Đảng, Nhà nước đã trao tặng ngành Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang cho 2 đơn vị và nhiều phần thưởng cao quý khác…/.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)