Trong buổi ăn trưa làm việc của những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại Ottawa ngày 26/2, bà Tina Namiesniowski, Tổng cục trưởng Tổng cục Thương mại Bộ Nông nghiệp và Nông lương Canada đã nêu bật tầm quan trọng của thương mại nông nghiệp-thực phẩm trong quan hệ của nước này với các đối tác châu Á-Thái Bình Dương.
Phát biểu với các đại sứ thuộc nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại Canada, bà Namiesniowski nhấn mạnh rằng Canada tự xem mình là một quốc gia châu Á-Thái Bình Dương do vị trí địa lý, các mối quan hệ xã hội và văn hóa thông qua những người nhập cư và các mối quan hệ ngoại giao và thương mại.
Theo bà, Canada là một thành viên sáng lập và có những quan hệ kinh tế mạnh mẽ với các nước thành viên thuộc Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Các quan hệ thương mại với các đối tác châu Á- Thái Bình Dương đang tăng trưởng nhanh và ngày càng trở nên quan trọng, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp-thực phẩm.
Trong năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều của Canada với APEC đạt 748 tỷ USD, chiếm 82% tổng kim ngạch thương mại của quốc gia Bắc Mỹ này.
Châu Á-Thái Bình Dương hiện là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Canada. Cụ thể, 6 trong tổng số 13 thị trường ưu tiên của Canada thuộc châu Á-Thái Bình Dương. Chính phủ Canada đang thực hiện Sáng kiến cửa ngõ và hành lang châu Á-Thái Bình Dương. Trong năm 2012, Thủ tướng Canada Stephen Harper đã có 4 chuyến công du châu Á.
Hơn nữa, những người gốc Á hiện chiếm 12% dân số Canada, hơn một nửa số người mới nhập cư và 59% số học sinh, sinh viên nước ngoài tại Canada là người châu Á.
Bà Namiesniowski đánh giá rằng tiềm năng thương mại nông nghiệp-thực phẩm của Canada với khu vực châu Á-Thái Bình Dương là rất lớn do Canada nổi tiếng toàn cầu về chế độ an toàn thực phẩm, các hệ thống quy định mạnh mẽ và hiệu quả, các sản phẩm như lúa mì, dầu hạt cải, thịt lợn và quan hệ đối tác giữa chính phủ và ngành thực phẩm hướng đến xuất khẩu.
Canada có cả các lợi thế tự nhiên như đất đai, nguồn nước, lẫn các lợi thế tích tụ như cơ sở hạ tầng và kiến thức chuyên môn để trở thành một nhà cung cấp đáng tin cậy các loại nông sản và thực phẩm cho thế giới.
Vấn đề thương mại nông nghiệp, thực phẩm với Canada được những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nhóm châu Á-Thái Bình Dương rất quan tâm và Đại sứ Việt Nam tại Canada Lê Sỹ Vương Hà được hoan nghênh khi đã tổ chức và mời bà Namiesniowski phát biểu trong bữa ăn trưa làm việc ngày 26/2.
Nhóm những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao châu Á-Thái Bình Dương tại Ottawa hiện có 19 thành viên và hàng tháng các thành viên luân phiên đứng ra tổ chức các bữa ăn trưa làm việc để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, cũng như sự hợp tác giữa Canada với các nước châu Á-Thái Bình Dương./.
Phát biểu với các đại sứ thuộc nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại Canada, bà Namiesniowski nhấn mạnh rằng Canada tự xem mình là một quốc gia châu Á-Thái Bình Dương do vị trí địa lý, các mối quan hệ xã hội và văn hóa thông qua những người nhập cư và các mối quan hệ ngoại giao và thương mại.
Theo bà, Canada là một thành viên sáng lập và có những quan hệ kinh tế mạnh mẽ với các nước thành viên thuộc Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Các quan hệ thương mại với các đối tác châu Á- Thái Bình Dương đang tăng trưởng nhanh và ngày càng trở nên quan trọng, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp-thực phẩm.
Trong năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều của Canada với APEC đạt 748 tỷ USD, chiếm 82% tổng kim ngạch thương mại của quốc gia Bắc Mỹ này.
Châu Á-Thái Bình Dương hiện là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Canada. Cụ thể, 6 trong tổng số 13 thị trường ưu tiên của Canada thuộc châu Á-Thái Bình Dương. Chính phủ Canada đang thực hiện Sáng kiến cửa ngõ và hành lang châu Á-Thái Bình Dương. Trong năm 2012, Thủ tướng Canada Stephen Harper đã có 4 chuyến công du châu Á.
Hơn nữa, những người gốc Á hiện chiếm 12% dân số Canada, hơn một nửa số người mới nhập cư và 59% số học sinh, sinh viên nước ngoài tại Canada là người châu Á.
Bà Namiesniowski đánh giá rằng tiềm năng thương mại nông nghiệp-thực phẩm của Canada với khu vực châu Á-Thái Bình Dương là rất lớn do Canada nổi tiếng toàn cầu về chế độ an toàn thực phẩm, các hệ thống quy định mạnh mẽ và hiệu quả, các sản phẩm như lúa mì, dầu hạt cải, thịt lợn và quan hệ đối tác giữa chính phủ và ngành thực phẩm hướng đến xuất khẩu.
Canada có cả các lợi thế tự nhiên như đất đai, nguồn nước, lẫn các lợi thế tích tụ như cơ sở hạ tầng và kiến thức chuyên môn để trở thành một nhà cung cấp đáng tin cậy các loại nông sản và thực phẩm cho thế giới.
Vấn đề thương mại nông nghiệp, thực phẩm với Canada được những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nhóm châu Á-Thái Bình Dương rất quan tâm và Đại sứ Việt Nam tại Canada Lê Sỹ Vương Hà được hoan nghênh khi đã tổ chức và mời bà Namiesniowski phát biểu trong bữa ăn trưa làm việc ngày 26/2.
Nhóm những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao châu Á-Thái Bình Dương tại Ottawa hiện có 19 thành viên và hàng tháng các thành viên luân phiên đứng ra tổ chức các bữa ăn trưa làm việc để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, cũng như sự hợp tác giữa Canada với các nước châu Á-Thái Bình Dương./.
D. Hoa-Thanh Hải-V. Luyến (Vietnam+)