Theo Reuters, ngày 29/2, Anh đã triệu Đại biện lâm thời Argentina Osvaldo Marsico tới để yêu cầu giải thích về việc Bộ trưởng Công nghiệp Argentina đề nghị tẩy chay hàng hóa Anh cũng như quyết định của Buenos Aires không cho hai tàu du lịch cập cảng nước này.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng xoay quanh quần đảo tranh chấp Malvinas (Anh gọi là Falkland).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh nói: "Trước những quan ngại về các sự việc gần đây xảy ra đối với các tàu du lịch ở Ushuaia và nay là các tin tức mới nhất đó, chúng tôi đã triệu Đại biện lâm thời Argentina vào chiều nay để yêu cầu giải thích."
Nữ phát ngôn viên trên cũng cho biết Anh đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) đồng loạt phản đối hành động của Argentina.
[Argentina cấm hai tàu du lịch của Anh cập cảng]
Trước đó một ngày, Bộ trưởng Công nghiệp Argentina Debora Giorgi đã yêu cầu ít nhất 20 chủ công ty ngừng nhập khẩu hàng hóa Anh và tìm kiếm các nước đối tác khác để thể hiện chủ quyền của Argentina đối với quần đảo Malvinas.
Trước đó, ngày 14/2, Argentina đã chính thức chấp thuận vai trò của Liên hợp quốc làm trung gian hòa giải để tìm ra một giải pháp hòa bình trong xung đột với Anh về chủ quyền tại quần đảo tranh chấp.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Argentina cho biết nước này chấp thuận và bày tỏ quan tâm đến các sáng kiến cũng như đề xuất của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Nassir Abdulaziz Al-Nasser nhằm tìm ra một giải pháp hòa bình và đề nghị ông Al-Nasser chuyển đến phía Anh quan điểm trên của mình.
Liên hợp quốc đưa ra đề xuất làm trung gian hòa giải sau khi Argentina đệ đơn lên tổ chức này hồi đầu tháng cáo buộc Anh đang "quân sự hóa" vùng biển Malvinas và Nam Đại Tây Dương.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi cả hai bên tránh làm tình hình thêm căng thẳng trong bối cảnh sắp tới dấu mốc kỷ niệm 30 năm nổ ra cuộc chiến tranh giữa 2 nước tại Malvinas (tháng 4/1982)./.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng xoay quanh quần đảo tranh chấp Malvinas (Anh gọi là Falkland).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh nói: "Trước những quan ngại về các sự việc gần đây xảy ra đối với các tàu du lịch ở Ushuaia và nay là các tin tức mới nhất đó, chúng tôi đã triệu Đại biện lâm thời Argentina vào chiều nay để yêu cầu giải thích."
Nữ phát ngôn viên trên cũng cho biết Anh đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) đồng loạt phản đối hành động của Argentina.
[Argentina cấm hai tàu du lịch của Anh cập cảng]
Trước đó một ngày, Bộ trưởng Công nghiệp Argentina Debora Giorgi đã yêu cầu ít nhất 20 chủ công ty ngừng nhập khẩu hàng hóa Anh và tìm kiếm các nước đối tác khác để thể hiện chủ quyền của Argentina đối với quần đảo Malvinas.
Trước đó, ngày 14/2, Argentina đã chính thức chấp thuận vai trò của Liên hợp quốc làm trung gian hòa giải để tìm ra một giải pháp hòa bình trong xung đột với Anh về chủ quyền tại quần đảo tranh chấp.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Argentina cho biết nước này chấp thuận và bày tỏ quan tâm đến các sáng kiến cũng như đề xuất của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Nassir Abdulaziz Al-Nasser nhằm tìm ra một giải pháp hòa bình và đề nghị ông Al-Nasser chuyển đến phía Anh quan điểm trên của mình.
Liên hợp quốc đưa ra đề xuất làm trung gian hòa giải sau khi Argentina đệ đơn lên tổ chức này hồi đầu tháng cáo buộc Anh đang "quân sự hóa" vùng biển Malvinas và Nam Đại Tây Dương.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi cả hai bên tránh làm tình hình thêm căng thẳng trong bối cảnh sắp tới dấu mốc kỷ niệm 30 năm nổ ra cuộc chiến tranh giữa 2 nước tại Malvinas (tháng 4/1982)./.
(Vietnam+)