Trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 17/2, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 4/2011 tăng 24 xu lên 104,02 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 3/2011 tăng 9 xu lên 85,08 USD/thùng.
Theo các chuyên gia phân tích, thị trường năng lượng "nóng" lên là do tâm lý lo ngại về nguồn cung, khi tình trạng căng thẳng tại Trung Đông có dấu hiệu leo thang.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Pháp AFP, Victor Shum, chuyên gia cao cấp của công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz (có trụ sở tại Singapore) nhận định những diễn biến ở Trung Đông đang hậu thuẫn cho giá dầu, trong bối cảnh có thông tin rằng Iran cử hai tàu chiến tới kênh đào Suez và làn sóng biểu tình đang dâng trào tại các nước khác ngoài Ai Cập.
Các cuộc biểu tình đã lật đổ chính quyền ở Tunisia và Ai Cập, đồng thời châm ngòi cho làn sóng phản đối chính phủ ở Iran, Algeria, Jordan, Bahrain và Libya.
Iran hiện là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư thế giới, trong khi Algeria và Libya cũng là các nguồn cung dầu thô chủ chốt cho thị trường.
Richard D. Soultanian thuộc công ty NUS Consulting dự báo trong những tháng tới, diễn biến tại Trung Đông có thể tạo ra bất ổn lớn trên thị trường năng lượng.
Những căng thẳng tại Trung Đông, vốn là mái nhà của các thành viên chủ chốt trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), đã đẩy giá dầu tăng, trong bối cảnh thị trường lo ngại về nguy cơ nguồn cung bị gián đoạn./.
Theo các chuyên gia phân tích, thị trường năng lượng "nóng" lên là do tâm lý lo ngại về nguồn cung, khi tình trạng căng thẳng tại Trung Đông có dấu hiệu leo thang.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Pháp AFP, Victor Shum, chuyên gia cao cấp của công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz (có trụ sở tại Singapore) nhận định những diễn biến ở Trung Đông đang hậu thuẫn cho giá dầu, trong bối cảnh có thông tin rằng Iran cử hai tàu chiến tới kênh đào Suez và làn sóng biểu tình đang dâng trào tại các nước khác ngoài Ai Cập.
Các cuộc biểu tình đã lật đổ chính quyền ở Tunisia và Ai Cập, đồng thời châm ngòi cho làn sóng phản đối chính phủ ở Iran, Algeria, Jordan, Bahrain và Libya.
Iran hiện là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư thế giới, trong khi Algeria và Libya cũng là các nguồn cung dầu thô chủ chốt cho thị trường.
Richard D. Soultanian thuộc công ty NUS Consulting dự báo trong những tháng tới, diễn biến tại Trung Đông có thể tạo ra bất ổn lớn trên thị trường năng lượng.
Những căng thẳng tại Trung Đông, vốn là mái nhà của các thành viên chủ chốt trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), đã đẩy giá dầu tăng, trong bối cảnh thị trường lo ngại về nguy cơ nguồn cung bị gián đoạn./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)