Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) mới đây đã lên tiếng cảnh báo về sự tăng trưởng quá nóng của các nền kinh tế mới nổi, đồng thời kêu gọi các nền kinh tế này xem xét lại chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm tránh tác động tiêu cực của sự tăng trưởng kinh tế quá nóng.
Theo báo cáo mới nhất của BOJ, đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia giàu tài nguyên đã bắt đầu tăng trở lại kể từ mùa Xuân năm 2009, sau khi bị giảm mạnh do tác động của khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu. Giá cổ phiếu và bất động sản đã tăng mạnh ở Nam Mỹ và châu Á, trong đó có Trung Quốc.
Nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng các luồng vốn đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi là có những dự báo cho rằng các nước công nghiệp phát triển sẽ tiếp tục duy trì chính sách lãi suất thấp trong thời gian dài.
Tuy nhiên, BOJ đã cảnh báo việc các luồng vốn đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi tiếp tục gia tăng sẽ khiến cho các nền kinh tế này tăng trưởng quá nóng. Bất động sản và đồng tiền ở các nền kinh tế mới nổi có thể sẽ mất giá nếu các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn khỏi các nước này.
Để khắc phục tình trạng tăng trưởng kinh tế quá nóng, BOJ cho rằng các nền kinh tế mới nổi cần thay đổi chính sách tiền tệ nới lỏng ở một thời điểm thích hợp như Australia và Na Uy đã từng thực hiện hồi năm 2009.
Ngoài ra, BOJ cũng kiến nghị các nền kinh tế mới nổi cắt giảm chi tiêu của chính phủ, nhấn mạnh rằng tăng trưởng kinh tế ổn định của các nền kinh tế mới nổi có vai trò rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản, đồng thời dự định sẽ trao đổi quan điểm về vấn đề tăng trưởng kinh tế quá nóng với giới chức tài chính của các nền kinh tế mới nổi./.
Theo báo cáo mới nhất của BOJ, đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia giàu tài nguyên đã bắt đầu tăng trở lại kể từ mùa Xuân năm 2009, sau khi bị giảm mạnh do tác động của khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu. Giá cổ phiếu và bất động sản đã tăng mạnh ở Nam Mỹ và châu Á, trong đó có Trung Quốc.
Nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng các luồng vốn đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi là có những dự báo cho rằng các nước công nghiệp phát triển sẽ tiếp tục duy trì chính sách lãi suất thấp trong thời gian dài.
Tuy nhiên, BOJ đã cảnh báo việc các luồng vốn đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi tiếp tục gia tăng sẽ khiến cho các nền kinh tế này tăng trưởng quá nóng. Bất động sản và đồng tiền ở các nền kinh tế mới nổi có thể sẽ mất giá nếu các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn khỏi các nước này.
Để khắc phục tình trạng tăng trưởng kinh tế quá nóng, BOJ cho rằng các nền kinh tế mới nổi cần thay đổi chính sách tiền tệ nới lỏng ở một thời điểm thích hợp như Australia và Na Uy đã từng thực hiện hồi năm 2009.
Ngoài ra, BOJ cũng kiến nghị các nền kinh tế mới nổi cắt giảm chi tiêu của chính phủ, nhấn mạnh rằng tăng trưởng kinh tế ổn định của các nền kinh tế mới nổi có vai trò rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản, đồng thời dự định sẽ trao đổi quan điểm về vấn đề tăng trưởng kinh tế quá nóng với giới chức tài chính của các nền kinh tế mới nổi./.
(TTXVN/Vietnam+)