Ngày 21/2, các nhà hoạch định chính sách Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa ra những cảnh báo mới về tình hình lạm phát trong Khu vực đồng euro (Eurozone), sau khi các số liệu mới công bố cho thấy kinh tế khu vực này tiếp tục phục hồi mạnh, có thể làm gia tăng sức ép đối với giá hàng hóa.
Ông Juergen Stark, quan chức ECB có quan điểm cứng rắn về lạm phát, cho rằng về trung hạn, nguy cơ lạm phát giá trong Eurozone sẽ tăng. Theo ông, ECB cần tiếp tục điều chỉnh chính sách cho phù hợp với diễn biến kinh tế mới trên thế giới.
Thành viên Ban Giám đốc ECB Lorenzo Bini Smaghi nhận định Eurozone đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn dự kiến, nhưng giá cả tăng đang trở thành một mối lo ngại khiến các nền kinh tế khu vực phải làm quen với tình trạng giá lương thực và năng lượng cao.
Ông nhấn mạnh sức ép đối với giá nông sản sẽ không phải là hiện tượng nhất thời, mà sẽ là vấn đề lâu dài. Tình hình này cũng sẽ xảy ra với giá năng lượng.
Nhà hoạch định chính sách Athanasios Uphanides của ECB cảnh báo lạm phát giá trong Eurozone sẽ tiếp tục vượt "trần" 2% do ECB đề ra và tình trạng này có thể kéo dài lâu hơn dự kiến.
Các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò ý kiến do hãng tin Reuters tiến hành đều dự báo phải đến cuối năm nay mới có sự chuyển biến về sức ép lạm phát giá, trong khi các nhà buôn và nhà đầu tư đưa ra thời hạn sớm hơn, vào giữa năm nay.
ECB thừa nhận không thể hạn chế tốc độ tăng giá nhiên liệu, lương thực và một số hàng hóa khác. Thể chế này chỉ có khả năng đảm bảo chiều hướng gia tăng này không dẫn đến những hệ lụy như tăng lương do lạm phát, yếu tố có thể làm rối loạn nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Theo các số liệu mới công bố, hoạt động tại các nhà máy và khu vực tư nhân trong Eurozone tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng Hai và đang đẩy giá hàng hóa tăng cao.
Lòng tin của giới kinh doanh Đức cũng tăng trong tháng này, báo hiệu nền kinh tế lớn nhất châu Âu vẫn duy trì đà tăng trưởng bất chấp kế hoạch cắt giảm chi tiêu của chính phủ nước này và sự tăng trưởng chậm hơn ở các nước khác trong khu vực.
ECB dự định triệu tập cuộc họp vào đầu tháng Ba tới để dự báo tốc độ tăng trưởng và định hình đường hướng chính sách chung của ngân hàng này.
Cùng ngày, Bộ Tài chính Bồ Đào Nha thông báo thâm hụt ngân sách nhà nước của quốc gia này trong tháng 1/2011 dừng ở mức 787 triệu euro (1,076 tỷ USD), giảm 360 triệu euro so với cùng kỳ này năm trước đó.
Theo Bộ trưởng Tài chính Emanuel dos Santos, kết quả này cho thấy thị trường không có lý do gì để nghi ngờ khả năng Lisbon có thể kiểm soát ngân sách quốc gia.
Lisbon có kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách từ mức 7,3% tổng sản phảm quốc nội (GDP) năm 2010 xuống còn 4,6% vào cuối năm nay thông qua các biện pháp cắt giảm chi tiêu nhà nước, giảm lương và phúc lợi xã hội, song song với tăng thuế.
Mức thuyên giảm thâm hụt ngân sách nhà nước hiện nay có được chủ yếu nhờ thu nhập từ thuế tăng./.
Ông Juergen Stark, quan chức ECB có quan điểm cứng rắn về lạm phát, cho rằng về trung hạn, nguy cơ lạm phát giá trong Eurozone sẽ tăng. Theo ông, ECB cần tiếp tục điều chỉnh chính sách cho phù hợp với diễn biến kinh tế mới trên thế giới.
Thành viên Ban Giám đốc ECB Lorenzo Bini Smaghi nhận định Eurozone đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn dự kiến, nhưng giá cả tăng đang trở thành một mối lo ngại khiến các nền kinh tế khu vực phải làm quen với tình trạng giá lương thực và năng lượng cao.
Ông nhấn mạnh sức ép đối với giá nông sản sẽ không phải là hiện tượng nhất thời, mà sẽ là vấn đề lâu dài. Tình hình này cũng sẽ xảy ra với giá năng lượng.
Nhà hoạch định chính sách Athanasios Uphanides của ECB cảnh báo lạm phát giá trong Eurozone sẽ tiếp tục vượt "trần" 2% do ECB đề ra và tình trạng này có thể kéo dài lâu hơn dự kiến.
Các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò ý kiến do hãng tin Reuters tiến hành đều dự báo phải đến cuối năm nay mới có sự chuyển biến về sức ép lạm phát giá, trong khi các nhà buôn và nhà đầu tư đưa ra thời hạn sớm hơn, vào giữa năm nay.
ECB thừa nhận không thể hạn chế tốc độ tăng giá nhiên liệu, lương thực và một số hàng hóa khác. Thể chế này chỉ có khả năng đảm bảo chiều hướng gia tăng này không dẫn đến những hệ lụy như tăng lương do lạm phát, yếu tố có thể làm rối loạn nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Theo các số liệu mới công bố, hoạt động tại các nhà máy và khu vực tư nhân trong Eurozone tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng Hai và đang đẩy giá hàng hóa tăng cao.
Lòng tin của giới kinh doanh Đức cũng tăng trong tháng này, báo hiệu nền kinh tế lớn nhất châu Âu vẫn duy trì đà tăng trưởng bất chấp kế hoạch cắt giảm chi tiêu của chính phủ nước này và sự tăng trưởng chậm hơn ở các nước khác trong khu vực.
ECB dự định triệu tập cuộc họp vào đầu tháng Ba tới để dự báo tốc độ tăng trưởng và định hình đường hướng chính sách chung của ngân hàng này.
Cùng ngày, Bộ Tài chính Bồ Đào Nha thông báo thâm hụt ngân sách nhà nước của quốc gia này trong tháng 1/2011 dừng ở mức 787 triệu euro (1,076 tỷ USD), giảm 360 triệu euro so với cùng kỳ này năm trước đó.
Theo Bộ trưởng Tài chính Emanuel dos Santos, kết quả này cho thấy thị trường không có lý do gì để nghi ngờ khả năng Lisbon có thể kiểm soát ngân sách quốc gia.
Lisbon có kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách từ mức 7,3% tổng sản phảm quốc nội (GDP) năm 2010 xuống còn 4,6% vào cuối năm nay thông qua các biện pháp cắt giảm chi tiêu nhà nước, giảm lương và phúc lợi xã hội, song song với tăng thuế.
Mức thuyên giảm thâm hụt ngân sách nhà nước hiện nay có được chủ yếu nhờ thu nhập từ thuế tăng./.
(TTXVN/Vietnam+)