Thời gian gần đây, Bộ Công Thương đã được một số doanh nghiệp trong nước đề nghị tìm hiểu và xác minh các đối tượng thương mại tại châu Phi trước khi họ ký kết các hợp đồng thương mại, do nghi ngờ có hiện tượng lừa đảo trong các thương vụ giao dịch.
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, các đối tượng thương mại này thường đến từ khu vực Tây Phi. Đáng chú ý là trong quá trình giao dịch mua hàng hoặc ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu với doanh nghiệp Việt Nam, các đối tượng này thường yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu trả trước một số tiền lệ phí như phí giao dịch hoặc phí đăng ký cấp phép nhập khẩu…
Qua tìm hiểu và từ thông tin của các Thương vụ Việt Nam tại châu Phi, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á - Bộ Công Thương đã phát hiện hầu hết các hình thức này là lừa đảo.
Điển hình một số trường hợp như Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Niên Việt tại Hà Nội nhận được đề nghị của một số đối tác tại Togo, có tên Federal Trade Commission (FTC), về việc mua một số lượng bột mì trị giá 12 triệu USD. FTC đã gửi thư điện tử mời doanh nghiệp Việt Nam sang Togo để ký hợp đồng mua bán và nộp khoản phí 12.300 USD.
Qua xác minh, Thương vụ Việt Nam tại Morocco đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Togo xác nhận là không có tổ chức hoặc doanh nghiệp nào có tên và địa chỉ như đối tác Togo cung cấp, đồng thời khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam chấm dứt giao dịch với đối tác này.
Có trường hợp, một số doanh nghiệp Việt Nam được một tổ chức có tên Niger Delta Development Commission (NDDC) tại Nigeria thông báo thắng thầu cung cấp các sản phẩm và mời các doanh nghiệp Việt Nam sang ký kết các giấy tờ liên quan, hoặc là các doanh nghiệp phải trả một khoản lệ phí để hợp pháp các loại giấy tờ này và lệ phí mua hồ sơ thầu.
Hầu hết các giao dịch của tổ chức này đều thông qua thư điện tử và Internet. Tuy nhiên, theo thông báo của Thương vụ Việt Nam tại Nigeria, Ủy ban Phát triển vùng châu thổ Nigeria (NDDC) là một cơ quan ngang bộ tại Nigeria, với chức năng quản lý nhà nước, thực thi các chính sách nhằm ổn định và phát triển bền vững ở khu vực châu thổ sông Nigeria - khu vực sản xuất dầu mỏ Nigeria, thì NDDC không có chức năng đấu thầu và ký kết các hợp đồng thương mại.
Hơn nữa, không thể có trường hợp phải mua hồ sơ thầu sau khi đã trúng thầu và ký hợp đồng giá trị lớn mà chưa gặp trực tiếp đối tác. Vì vậy, có thể nói tất cả các hợp đồng thương mại và chứng từ liên quan mà đối tác đã gửi cho doanh nghiệp Việt Nam đều là giả mạo.
Thương vụ Việt Nam tại Morocco cho biết, ngoài các mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu vào Togo, các mặt hàng khác doanh nghiệp xuất khẩu không phải xin phép nhập khẩu. Ngoài ra, nhà xuất khẩu không phải thanh toán phí nhập khẩu theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, vì (nếu có) thì trách nhiệm này thuộc về người nhập khẩu hàng…
Bộ Công Thương lưu ý, để tránh những rủi ro khi giao dịch với các đối tác, các doanh nghiệp trong nước cần tìm hiểu những quy định luật pháp của nước sở tại, cũng như phong tục tập quán, văn hóa, phong cách trong quan hệ thương mại.
Theo Bộ Công thương, một số vấn đề cần hiểu rõ là có nhiều nước ở Tây Phi nói tiếng Pháp, tất cả các văn bản chính thức đều được soạn thảo bằng tiếng Pháp, ngay cả tại các tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế có trụ sở tại đây. Do vậy, nếu một văn bản hành chính (như giấy phép kinh doanh) mà viết bằng tiếng Anh thì có thể là một hành vi lừa đảo.
Thủ đoạn lừa đảo thông qua Internet là khá phổ biến tại các nước châu Phi, đối tượng lừa đảo có thể làm giả tất cả các loại giấy tờ của bất kể cơ quan nào nhằm tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Về phương thức thanh toán, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu nên sử dụng hình thức xác nhận tín dụng hoặc đảm bảo của ngân hàng để phòng ngừa nguy cơ không thanh toán của người mua./.
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, các đối tượng thương mại này thường đến từ khu vực Tây Phi. Đáng chú ý là trong quá trình giao dịch mua hàng hoặc ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu với doanh nghiệp Việt Nam, các đối tượng này thường yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu trả trước một số tiền lệ phí như phí giao dịch hoặc phí đăng ký cấp phép nhập khẩu…
Qua tìm hiểu và từ thông tin của các Thương vụ Việt Nam tại châu Phi, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á - Bộ Công Thương đã phát hiện hầu hết các hình thức này là lừa đảo.
Điển hình một số trường hợp như Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Niên Việt tại Hà Nội nhận được đề nghị của một số đối tác tại Togo, có tên Federal Trade Commission (FTC), về việc mua một số lượng bột mì trị giá 12 triệu USD. FTC đã gửi thư điện tử mời doanh nghiệp Việt Nam sang Togo để ký hợp đồng mua bán và nộp khoản phí 12.300 USD.
Qua xác minh, Thương vụ Việt Nam tại Morocco đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Togo xác nhận là không có tổ chức hoặc doanh nghiệp nào có tên và địa chỉ như đối tác Togo cung cấp, đồng thời khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam chấm dứt giao dịch với đối tác này.
Có trường hợp, một số doanh nghiệp Việt Nam được một tổ chức có tên Niger Delta Development Commission (NDDC) tại Nigeria thông báo thắng thầu cung cấp các sản phẩm và mời các doanh nghiệp Việt Nam sang ký kết các giấy tờ liên quan, hoặc là các doanh nghiệp phải trả một khoản lệ phí để hợp pháp các loại giấy tờ này và lệ phí mua hồ sơ thầu.
Hầu hết các giao dịch của tổ chức này đều thông qua thư điện tử và Internet. Tuy nhiên, theo thông báo của Thương vụ Việt Nam tại Nigeria, Ủy ban Phát triển vùng châu thổ Nigeria (NDDC) là một cơ quan ngang bộ tại Nigeria, với chức năng quản lý nhà nước, thực thi các chính sách nhằm ổn định và phát triển bền vững ở khu vực châu thổ sông Nigeria - khu vực sản xuất dầu mỏ Nigeria, thì NDDC không có chức năng đấu thầu và ký kết các hợp đồng thương mại.
Hơn nữa, không thể có trường hợp phải mua hồ sơ thầu sau khi đã trúng thầu và ký hợp đồng giá trị lớn mà chưa gặp trực tiếp đối tác. Vì vậy, có thể nói tất cả các hợp đồng thương mại và chứng từ liên quan mà đối tác đã gửi cho doanh nghiệp Việt Nam đều là giả mạo.
Thương vụ Việt Nam tại Morocco cho biết, ngoài các mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu vào Togo, các mặt hàng khác doanh nghiệp xuất khẩu không phải xin phép nhập khẩu. Ngoài ra, nhà xuất khẩu không phải thanh toán phí nhập khẩu theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, vì (nếu có) thì trách nhiệm này thuộc về người nhập khẩu hàng…
Bộ Công Thương lưu ý, để tránh những rủi ro khi giao dịch với các đối tác, các doanh nghiệp trong nước cần tìm hiểu những quy định luật pháp của nước sở tại, cũng như phong tục tập quán, văn hóa, phong cách trong quan hệ thương mại.
Theo Bộ Công thương, một số vấn đề cần hiểu rõ là có nhiều nước ở Tây Phi nói tiếng Pháp, tất cả các văn bản chính thức đều được soạn thảo bằng tiếng Pháp, ngay cả tại các tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế có trụ sở tại đây. Do vậy, nếu một văn bản hành chính (như giấy phép kinh doanh) mà viết bằng tiếng Anh thì có thể là một hành vi lừa đảo.
Thủ đoạn lừa đảo thông qua Internet là khá phổ biến tại các nước châu Phi, đối tượng lừa đảo có thể làm giả tất cả các loại giấy tờ của bất kể cơ quan nào nhằm tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Về phương thức thanh toán, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu nên sử dụng hình thức xác nhận tín dụng hoặc đảm bảo của ngân hàng để phòng ngừa nguy cơ không thanh toán của người mua./.
Lê Bá Lư (TTXVN/Vietnam+)