Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Càphê Cacao Việt Nam Lê Đức Thống, niên vụ càphê 2011-2012, cả nước ước đạt trên 1,1 triệu tấn cà phê nhân (tương đương 18,33 triệu bao), chiếm khoảng 14 đến 15% trong tổng sản lượng càphê toàn cầu.
Đắk Lắk là địa phương có sản lượng càphê nhân lớn nhất, ước đạt trên 400.000 tấn; kế đến là Lâm Đồng có khả năng đạt trên 320.000 tấn; sản lượng càphê nhân còn lại là của các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, Đồng Nai, Kon Tum, Bình Phước....
Cũng theo ông Lê Đức Thống, hiện nay cả nước có gần 30% diện tích càphê có tuổi đời khá cao, trong đó có một số diện tích quá già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh, năng suất thấp dưới 1 tấn cà phê nhân/ha, hạt nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp.
Diện tích càphê già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh này tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Mặt khác, tại một số vùng xuất hiện các loại sâu bệnh hại như rệp sáp, nấm hồng... làm rụng nhiều quả non.
Ngay từ đầu niên vụ, giá các loại vật tư: phân bón, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật, lãi vay ngân hàng, giá nhân công liên tục tăng cao đã hạn chế đến sự đầu tư, thâm canh cây càphê.
Hiện nay, tại các vùng trọng điểm như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, càphê đã bắt đầu chín. Các địa phương tăng cường công tác bảo vệ để vườn cây đạt tỷ lệ từ 90% quả chín trở lên mới đưa vào thu hoạch đại trà.
Cũng theo ông Lê Đức Thống, Hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ cho các doanh nghiệp tiếp tục triển khai mua tạm trữ ít nhất 300.000 tấn càphê nhân ngay từ đầu vụ (mức các doanh nghiệp đăng ký tự nguyện mua tạm trữ 442.000 tấn).
Hiệp hội Càphê Cacao Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)... cũng kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành liên quan tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê vay từ 16.000 đến 20.000 tỷ đồng để thu mua, xuất khẩu, tạm trữ cà phê ngay từ đầu vụ thu hoạch.
Hiện nay, cả nước có trên 530.000 ha càphê, trong đó, tỉnh Đắk Lắk có diện tích càphê nhiều nhất với trên 192.000ha (178.000ha cho sản phẩm), Lâm Đồng có 142.900ha (135.500ha cho sản phẩm) và Gia Lai có 77.200ha (71.700 ha cà phê kinh doanh).../.
Đắk Lắk là địa phương có sản lượng càphê nhân lớn nhất, ước đạt trên 400.000 tấn; kế đến là Lâm Đồng có khả năng đạt trên 320.000 tấn; sản lượng càphê nhân còn lại là của các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, Đồng Nai, Kon Tum, Bình Phước....
Cũng theo ông Lê Đức Thống, hiện nay cả nước có gần 30% diện tích càphê có tuổi đời khá cao, trong đó có một số diện tích quá già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh, năng suất thấp dưới 1 tấn cà phê nhân/ha, hạt nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp.
Diện tích càphê già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh này tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Mặt khác, tại một số vùng xuất hiện các loại sâu bệnh hại như rệp sáp, nấm hồng... làm rụng nhiều quả non.
Ngay từ đầu niên vụ, giá các loại vật tư: phân bón, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật, lãi vay ngân hàng, giá nhân công liên tục tăng cao đã hạn chế đến sự đầu tư, thâm canh cây càphê.
Hiện nay, tại các vùng trọng điểm như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, càphê đã bắt đầu chín. Các địa phương tăng cường công tác bảo vệ để vườn cây đạt tỷ lệ từ 90% quả chín trở lên mới đưa vào thu hoạch đại trà.
Cũng theo ông Lê Đức Thống, Hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ cho các doanh nghiệp tiếp tục triển khai mua tạm trữ ít nhất 300.000 tấn càphê nhân ngay từ đầu vụ (mức các doanh nghiệp đăng ký tự nguyện mua tạm trữ 442.000 tấn).
Hiệp hội Càphê Cacao Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)... cũng kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành liên quan tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê vay từ 16.000 đến 20.000 tỷ đồng để thu mua, xuất khẩu, tạm trữ cà phê ngay từ đầu vụ thu hoạch.
Hiện nay, cả nước có trên 530.000 ha càphê, trong đó, tỉnh Đắk Lắk có diện tích càphê nhiều nhất với trên 192.000ha (178.000ha cho sản phẩm), Lâm Đồng có 142.900ha (135.500ha cho sản phẩm) và Gia Lai có 77.200ha (71.700 ha cà phê kinh doanh).../.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)