Cắt giảm chi tiêu chính phủ là điều bắt buộc đối với Nga

Trong bối cảnh nước Nga đang phải “gồng mình” chống chọi với giá năng lượng giảm và một nền kinh tế “yếu ớt,” cắt giảm chi tiêu chính phủ đã không còn là một lựa chọn đối với Moskva mà là bắt buộc.
Cắt giảm chi tiêu chính phủ là điều bắt buộc đối với Nga ảnh 1Quan chức Nga đã “im lặng” trước đề nghị tăng 30% chi tiêu quốc phòng vào năm 2015. (Nguồn: AP)

Trong bối cảnh nước Nga đang phải “gồng mình” chống chọi với giá năng lượng giảm và một nền kinh tế “yếu ớt,” cắt giảm chi tiêu chính phủ đã không còn là một lựa chọn đối với Moskva mà là bắt buộc.

Do lo ngại về những bất ổn tiềm tàng và khả năng bị “lép vế” trong cuộc đối đầu với phương Tây liên quan đến vấn đề căng thẳng tại Ukraine, Tổng thống Nga đã tỏ ra ngần ngại trong quyết định cắt giảm chi tiêu cho những lĩnh vực mà giới phân tích cho là cần thiết nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế về lâu dài như các dự án cơ sở hạ tầng. Ngoài cắt giảm chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu ngừng tăng lương cho các quan chức của điện Kremlin trong năm tới.

Bên cạnh đó, ông Putin cũng phải giữ lời hứa mà ông đã đưa ra khi tái đắc cử vào năm 2012 là bảo đảm mức lương cho khu vực công.

Trong các cuộc đối thoại về cắt giảm chi tiêu ngân sách, quan chức Nga đã “im lặng” trước đề nghị tăng 30% chi tiêu quốc phòng vào năm 2015 khi các khoản chi này đã “ngốn” của “xứ sở Bạch dương” 4,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn cả Mỹ và cao gần gấp đôi châu Âu.

Hai tuần trước, Quốc hội Nga đã thông qua kế hoạch ngân sách dựa trên giá dầu ở mức 100 USD/thùng trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2017. Tuy nhiên, sau đó nước này đã phải hạ dự báo giá dầu xuống còn 80 USD/ thùng và nguy cơ kinh tế rơi vào suy thoái trong năm tới, cho thấy tác động “kép” từ các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây và giá dầu xuống thấp lên nền kinh tế Nga.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết giá dầu giảm đến 30% sẽ khiến nguồn thu ngân sách nước này, vốn phụ thuộc đến 50% vào thuế năng lượng, giảm khoảng 1.000 tỷ rúp (18,8 triệu USD) trong năm tới.

Igor Nikolaev, Giám đốc bộ phận phân tích chiến lược thuộc công ty kiểm toán và tư vấn FBK, nhận định cắt giảm đầu tư vào xây dựng đường sá và hệ thống giao thông vận tải là không nên do việc này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực gấp nhiều lần đến nền kinh tế Nga, nước đã lên kế hoạch chi đến hàng chục tỷ USD vào cơ sở hạ tầng trong những năm tới để bù đắp cho khoảng thời gian thiếu hụt đầu tư trước đó.

Trong một diễn biến khác, ngày 4/12, Tổng thống đã đọc bản Thông điệp liên bang thường niên về các định hướng phát triển chính của đất nước trong năm mới. Các ưu tiên mà Tổng thống đưa ra trong bản Thông điệp thường niên sẽ là định hướng quan trọng cho Hội đồng liên bang và Chính phủ Nga. Trong bối cảnh phức tạp của năm 2014 thì năm nay lĩnh vực kinh tế-xã hội sẽ được Tổng thống Putin dành sự chú ý đặc biệt./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục