Ngày 10/1, nữ quản tượng đầu tiên của Nepal, một trong số ít những phụ nữ trên khắp châu Á được lựa chọn để điều khiển voi cho biết, cô rất tự hào khi được tham gia vào công việc của nam giới này.
Meena Chaudhary, 33 tuổi, được lựa chọn từ một danh sách ít ỏi 15 ứng cử viên trong một chương trình của chính phủ để có thêm nhiều phụ nữ làm việc trong lĩnh vực công cộng.
Quản tượng sẽ đưa khách du lịch tham gia vào một chuyến đi trên lưng voi tại công viên quốc gia Chitwan ở nam Nepal, quê hương của loài hổ Bengal đang có nguy cơ tuyệt chủng, của tê giác một sừng quý hiếm, của những động vật kỳ lạ khác, và các loài chim.
Công việc này vốn có truyền thống chỉ dành cho đàn ông bởi vì phụ nữ được coi là yếu ớt tại quốc gia này.
Chaudhary, người đã thực hiện 5, 6 chuyến đi một ngày kể rằng, cô rất tự hào khi phá vỡ được khuôn mẫu này.
“Phụ nữ đang lái máy bay, bởi vậy, điều khiển một con voi chỉ như một hạt lạc,” cô nói. “Tôi muốn chứng minh rằng, chúng ta bình đẳng với nam giới. Tôi thể hiện điều đó bằng việc trở thành một quản tượng.”
“Chúng tôi đã được đào tạo trong ba ngày về việc làm thế nào để điều khiển voi và cách điều khiển chúng di chuyển vào rừng,” cô cho AFP biết.
“Chúng tôi cũng yêu cầu chúng trèo cây và bơi,” cô nói và cho biết thêm một phụ nữ khác cũng vừa được lựa chọn để cùng làm việc này với cô.
Nhưng Chaudhary cũng cho hay, cô rất lo lắng trong ngày đầu tiên khi nhận việc hai tháng trước. “Tôi cũng rất sợ sẽ làm điều gì đó sai, nhưng mọi thứ đều ổn,” Chaudhary cho biết.
Mỗi tháng cô nhận được 10.000 rupee (tương đương với 120USD) cho công việc này.
Quản tượng thường làm quen với những con voi của mình khi chúng còn nhỏ, và sẽ ở bên một con vật trong hàng thập kỷ. Họ điều khiển bằng những mệnh lệnh miệng và thúc chân của mình lên tai voi.
Có khoảng 100 quản tượng ở Nepal, một phần do chính phủ trả chi phí, và phần còn lại được thuê làm việc trong ngành công nghiệp khách sạn ở Chitwan.
Mỗi năm có hàng nghìn người ghé thăm công viên này, nơi trú ẩn dành cho động vật hoang dã và là một trong những điểm thu hút khách du lịch lớn nhất của Nepal./.
Meena Chaudhary, 33 tuổi, được lựa chọn từ một danh sách ít ỏi 15 ứng cử viên trong một chương trình của chính phủ để có thêm nhiều phụ nữ làm việc trong lĩnh vực công cộng.
Quản tượng sẽ đưa khách du lịch tham gia vào một chuyến đi trên lưng voi tại công viên quốc gia Chitwan ở nam Nepal, quê hương của loài hổ Bengal đang có nguy cơ tuyệt chủng, của tê giác một sừng quý hiếm, của những động vật kỳ lạ khác, và các loài chim.
Công việc này vốn có truyền thống chỉ dành cho đàn ông bởi vì phụ nữ được coi là yếu ớt tại quốc gia này.
Chaudhary, người đã thực hiện 5, 6 chuyến đi một ngày kể rằng, cô rất tự hào khi phá vỡ được khuôn mẫu này.
“Phụ nữ đang lái máy bay, bởi vậy, điều khiển một con voi chỉ như một hạt lạc,” cô nói. “Tôi muốn chứng minh rằng, chúng ta bình đẳng với nam giới. Tôi thể hiện điều đó bằng việc trở thành một quản tượng.”
“Chúng tôi đã được đào tạo trong ba ngày về việc làm thế nào để điều khiển voi và cách điều khiển chúng di chuyển vào rừng,” cô cho AFP biết.
“Chúng tôi cũng yêu cầu chúng trèo cây và bơi,” cô nói và cho biết thêm một phụ nữ khác cũng vừa được lựa chọn để cùng làm việc này với cô.
Nhưng Chaudhary cũng cho hay, cô rất lo lắng trong ngày đầu tiên khi nhận việc hai tháng trước. “Tôi cũng rất sợ sẽ làm điều gì đó sai, nhưng mọi thứ đều ổn,” Chaudhary cho biết.
Mỗi tháng cô nhận được 10.000 rupee (tương đương với 120USD) cho công việc này.
Quản tượng thường làm quen với những con voi của mình khi chúng còn nhỏ, và sẽ ở bên một con vật trong hàng thập kỷ. Họ điều khiển bằng những mệnh lệnh miệng và thúc chân của mình lên tai voi.
Có khoảng 100 quản tượng ở Nepal, một phần do chính phủ trả chi phí, và phần còn lại được thuê làm việc trong ngành công nghiệp khách sạn ở Chitwan.
Mỗi năm có hàng nghìn người ghé thăm công viên này, nơi trú ẩn dành cho động vật hoang dã và là một trong những điểm thu hút khách du lịch lớn nhất của Nepal./.
(AFP/Vietnam+)