Theo ông Nguyễn Tấn Nam An, Phó trưởng phòng thực hiện dự án Ban quản lý các Dự án trọng điểm Phát triển Đô thị Hà Nội (MPMU) tính đến thời điểm này, Hà Nội mới hoàn thành được 7 cầu vượt cho người đi bộ trong tổng số 18 cầu.
Dự kiến đến ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long cũng chỉ làm xong được 10 cầu. Trong khi đó, một số cây cầu được đưa vào sử dụng đã bộc lộ nhiều bất cập...
Xây cầu chắn ngang lối đi...
Được khởi công từ đầu tháng 10/2009, gói thầu xây dựng 18 cây cầu dành cho người đi bộ thuộc Dự án tăng cường an toàn giao thông vẫn đang còn dang dở. Trong khi đó, theo yêu cầu của Ủy ban Nhân dân thành phố, các cầu này đều phải hoàn thành và đưa vào sử dụng trước ngày 10/10/2010.
Mục tiêu xây dựng những chiếc cầu vượt là để đảm bảo an toàn cho người đi bộ đồng thời góp phần giảm ùn tắc giao thông.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều cầu được xây dựng lên mà không có người đi. Ngoài nguyên nhân về ý thức của người tham gia giao thông mà cụ thể là người đi bộ chưa cao thì công tác khảo sát, thiết kế, tìm vị trí của chủ đầu tư cũng chưa được hợp lý.
Hiện tại, chỉ có cầu vượt bộ hành tại đường Giải Phóng và Đại học Giao thông Vận tải là rõ ràng phát huy được tác dụng, còn lại một số cây cầu khác hoặc đang trong quá trình hoàn thiện, hoặc ít người sử dụng.
Điển hình như cầu vượt cho người đi bộ số 8, theo quy hoạch được đặt tại phố Nguyễn Chí Thanh lại chắn ngang lối đi vào ngõ 25 gây bức xúc cho người dân. Thiết kế thi công đặt chân cầu vượt đã bịt mất một phần con đường dẫn vào ngõ này.
Chị Nguyễn Thị Hòa, người dân sống trong ngõ 25 than phiền: “Kể từ khi xây dựng dự án cầu vượt cho người đi bộ thì lối đi lại của những hộ dân trong ngõ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu theo thiết kế kiểu này sau khi cầu làm xong, việc đi lại của toàn bộ người dân trong ngõ phải chui qua gầm đường dẫn lên cầu. Đã vậy cổng ngõ lại bị hai chân cầu nằm án ngữ, trước đây ôtô vẫn ra vào được, giờ chỉ đủ người và xe máy đi."
Theo ông An, một số cầu dành cho người đi bộ đã và đang được triển khai thi công gặp phải nhiều khó khăn bởi sự không đồng tình của người dân vì họ không muốn xây dựng cầu dành cho người đi bộ trước cửa nhà mình, nên đã không cho công nhân vào làm. Cụ thể là các cầu trên tuyến phố Liễu Giai và phố Thái Hà, Chùa Bộc.
Theo ông An, khi đến "hạn" 10/10, Hà Nội không thể hoàn thành đúng tiến độ tổng số 18 cầu vượt đưa ra. Các cầu này chưa làm xong là do bên chủ đầu tư đang tiến hành làm nốt công đoạn trải thảm trên bậc lên xuống mặt cầu. Mặt thảm cầu đang được các đơn vị Nhật Bản thiết kế và áp dụng công nghệ mới nhất vào để tránh hiện tượng thời tiết bất thường có thể làm bong tróc bề mặt.
"Việc xây dựng một cầu vượt nếu như không gặp vấn đề gì thì làm trong hơn 1 tháng sẽ hoàn thành bởi việc gia công kết cấu thép và tổ chức lắp đặt, ép cọc bêtông, làm móng đã xong xuôi," ông Nam An khẳng định.
Cần phải tính toán vị trí đặt cầu
Được biết, vị trí xây cầu vượt đều được khảo sát và thiết kế bởi đơn vị tư vấn thiết kế và giám sát Nhật Bản đồng thời được sự phê duyệt của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, vị trí đặt cầu và các phương án tiếp cận giao thông chưa được tính toán rõ ràng để phù hợp với thực tế.
Ông Trần Danh Lợi, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Hà Nội nêu quan điểm: “Trước khi làm cầu vượt cho người đi bộ, cần phải nghiên cứu kỹ càng việc đặt cầu ở đâu? Thế nhưng dường như một số vị trí chưa được tính toán kỹ càng dẫn đến hiệu quả không cao."
Cũng theo ông Lợi, địa điểm thích hợp nhất để đặt cầu đi bộ là địa điểm có khoảng 500 người qua đường trong vòng 2 giờ đồng hồ vào giờ cao điểm.
Nếu theo cách tính này, hiện chỉ có cầu vượt đi bộ ở đường Giải Phóng và Đại học Giao thông Vận tải mới đáp ứng đủ được các chỉ tiêu đưa ra.
Trong khi đó, ông Khuất Việt Hùng, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý Giao thông vận tải (Trường Đại học Giao thông Vận tải) cho rằng, các công trình giao thông, đặc biệt là cầu bộ hành phải có giải pháp quản lý giao thông tiếp cận hợp lý. Các cầu vượt bộ hành phải đạt đủ 3 tiêu chí để xây bao gồm: Số lượng người đi bộ; căn cứ vào bề rộng và đoạn đường đi bộ; lưu lượng người và số lượng xe cơ giới.
“Khi đi vào xây dựng, chủ đầu tư bị điều chỉnh việc chọn vị trí trống trải dễ xây dựng chứ không phải để đi. Nếu vị trí xây dựng cách các địa điểm đông người qua lại của mỗi đầu cầu là từ 30-50m, tối đa 100m thì người đi bộ mới sử dụng cầu. Ở Hà Nội không ai thích đi bộ 300m để có thể sang đường,” ông Hùng lý giải.
Trước thực tế này, ông An cho biết: "Nếu các cầu xây xong mà người dân không có ý thức sử dụng thì sẽ có những giải pháp như xây rào chắn đường, tăng cường xử phạt người đi bộ để bảo đảm an toàn tính mạng."
Ông An cũng cho hay, dự kiến trong tuần tới, Ban quản lý các Dự án trọng điểm Phát triển Đô thị Hà Nội sẽ có buổi làm việc với các đơn vị liên quan đến dự án đường sắt trên cao để thống nhất vị trí xây dựng số cầu vượt bộ hành còn lại trong giai đoạn 2 được triển khai sau ngày 10/10."/.
Dự kiến đến ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long cũng chỉ làm xong được 10 cầu. Trong khi đó, một số cây cầu được đưa vào sử dụng đã bộc lộ nhiều bất cập...
Xây cầu chắn ngang lối đi...
Được khởi công từ đầu tháng 10/2009, gói thầu xây dựng 18 cây cầu dành cho người đi bộ thuộc Dự án tăng cường an toàn giao thông vẫn đang còn dang dở. Trong khi đó, theo yêu cầu của Ủy ban Nhân dân thành phố, các cầu này đều phải hoàn thành và đưa vào sử dụng trước ngày 10/10/2010.
Mục tiêu xây dựng những chiếc cầu vượt là để đảm bảo an toàn cho người đi bộ đồng thời góp phần giảm ùn tắc giao thông.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều cầu được xây dựng lên mà không có người đi. Ngoài nguyên nhân về ý thức của người tham gia giao thông mà cụ thể là người đi bộ chưa cao thì công tác khảo sát, thiết kế, tìm vị trí của chủ đầu tư cũng chưa được hợp lý.
Hiện tại, chỉ có cầu vượt bộ hành tại đường Giải Phóng và Đại học Giao thông Vận tải là rõ ràng phát huy được tác dụng, còn lại một số cây cầu khác hoặc đang trong quá trình hoàn thiện, hoặc ít người sử dụng.
Điển hình như cầu vượt cho người đi bộ số 8, theo quy hoạch được đặt tại phố Nguyễn Chí Thanh lại chắn ngang lối đi vào ngõ 25 gây bức xúc cho người dân. Thiết kế thi công đặt chân cầu vượt đã bịt mất một phần con đường dẫn vào ngõ này.
Chị Nguyễn Thị Hòa, người dân sống trong ngõ 25 than phiền: “Kể từ khi xây dựng dự án cầu vượt cho người đi bộ thì lối đi lại của những hộ dân trong ngõ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu theo thiết kế kiểu này sau khi cầu làm xong, việc đi lại của toàn bộ người dân trong ngõ phải chui qua gầm đường dẫn lên cầu. Đã vậy cổng ngõ lại bị hai chân cầu nằm án ngữ, trước đây ôtô vẫn ra vào được, giờ chỉ đủ người và xe máy đi."
Theo ông An, một số cầu dành cho người đi bộ đã và đang được triển khai thi công gặp phải nhiều khó khăn bởi sự không đồng tình của người dân vì họ không muốn xây dựng cầu dành cho người đi bộ trước cửa nhà mình, nên đã không cho công nhân vào làm. Cụ thể là các cầu trên tuyến phố Liễu Giai và phố Thái Hà, Chùa Bộc.
Theo ông An, khi đến "hạn" 10/10, Hà Nội không thể hoàn thành đúng tiến độ tổng số 18 cầu vượt đưa ra. Các cầu này chưa làm xong là do bên chủ đầu tư đang tiến hành làm nốt công đoạn trải thảm trên bậc lên xuống mặt cầu. Mặt thảm cầu đang được các đơn vị Nhật Bản thiết kế và áp dụng công nghệ mới nhất vào để tránh hiện tượng thời tiết bất thường có thể làm bong tróc bề mặt.
"Việc xây dựng một cầu vượt nếu như không gặp vấn đề gì thì làm trong hơn 1 tháng sẽ hoàn thành bởi việc gia công kết cấu thép và tổ chức lắp đặt, ép cọc bêtông, làm móng đã xong xuôi," ông Nam An khẳng định.
Cần phải tính toán vị trí đặt cầu
Được biết, vị trí xây cầu vượt đều được khảo sát và thiết kế bởi đơn vị tư vấn thiết kế và giám sát Nhật Bản đồng thời được sự phê duyệt của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, vị trí đặt cầu và các phương án tiếp cận giao thông chưa được tính toán rõ ràng để phù hợp với thực tế.
Ông Trần Danh Lợi, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Hà Nội nêu quan điểm: “Trước khi làm cầu vượt cho người đi bộ, cần phải nghiên cứu kỹ càng việc đặt cầu ở đâu? Thế nhưng dường như một số vị trí chưa được tính toán kỹ càng dẫn đến hiệu quả không cao."
Cũng theo ông Lợi, địa điểm thích hợp nhất để đặt cầu đi bộ là địa điểm có khoảng 500 người qua đường trong vòng 2 giờ đồng hồ vào giờ cao điểm.
Nếu theo cách tính này, hiện chỉ có cầu vượt đi bộ ở đường Giải Phóng và Đại học Giao thông Vận tải mới đáp ứng đủ được các chỉ tiêu đưa ra.
Trong khi đó, ông Khuất Việt Hùng, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý Giao thông vận tải (Trường Đại học Giao thông Vận tải) cho rằng, các công trình giao thông, đặc biệt là cầu bộ hành phải có giải pháp quản lý giao thông tiếp cận hợp lý. Các cầu vượt bộ hành phải đạt đủ 3 tiêu chí để xây bao gồm: Số lượng người đi bộ; căn cứ vào bề rộng và đoạn đường đi bộ; lưu lượng người và số lượng xe cơ giới.
“Khi đi vào xây dựng, chủ đầu tư bị điều chỉnh việc chọn vị trí trống trải dễ xây dựng chứ không phải để đi. Nếu vị trí xây dựng cách các địa điểm đông người qua lại của mỗi đầu cầu là từ 30-50m, tối đa 100m thì người đi bộ mới sử dụng cầu. Ở Hà Nội không ai thích đi bộ 300m để có thể sang đường,” ông Hùng lý giải.
Trước thực tế này, ông An cho biết: "Nếu các cầu xây xong mà người dân không có ý thức sử dụng thì sẽ có những giải pháp như xây rào chắn đường, tăng cường xử phạt người đi bộ để bảo đảm an toàn tính mạng."
Ông An cũng cho hay, dự kiến trong tuần tới, Ban quản lý các Dự án trọng điểm Phát triển Đô thị Hà Nội sẽ có buổi làm việc với các đơn vị liên quan đến dự án đường sắt trên cao để thống nhất vị trí xây dựng số cầu vượt bộ hành còn lại trong giai đoạn 2 được triển khai sau ngày 10/10."/.
Hùng Cương (Vietnam+)