Italy có thể vỡ nợ công, nhưng Tây Ban Nha có cơ thoát khỏi tình thế nguy hiểm này.
Trung Tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR), tổ chức chuyên cung cấp dự báo và phân tích kinh tế độc lập cho các tổ tức cá nhân, chính phủ và khu vực thứ ba, đưa ra nhận định này ngày 3/8, giữa lúc mối lo nợ công có nguy cơ nhấn chìm Khu vực đồng euro.
CEBR cho biết đã phân tích 2 kịch bản theo hướng sáng sủa và ảm đạm đối với các nền kinh tế của Italy và Tây Ban Nha và thấy rằng Italy khó có thể chống đỡ được với khối nợ công hiện nay cho dù lãi suất vay mượn giảm, trừ phi kinh tế quốc gia bên bờ Địa Trung Hải này tăng trưởng đột biến.
Trên thực tế, Italy đã tìm cách siết chặt ngân sách và có kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách vào năm 2014.
Theo tính toán của CEBR, nợ công của Italy sẽ tăng từ 128% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 150% GDP vào năm 2017 nếu lãi suất trái phiếu chính phủ vẫn dừng ở mức trên 6% hiện nay và kinh tế vẫn duy trì mức tăng trưởng 0,1% trong quý I/2011.
Nếu chi phí vay mượn giảm xuống 0,4%, nhưng kinh tế không thoát khỏi tình trạng tăng trưởng ì ạch thì nợ công của Italy vẫn ở mức 123% trong năm 2018, cao hơn gấp đôi mức qui định của Liên minh châu Âu (EU).
Đối với Tây Ban Nha, tình hình có phần khả quan hơn do nợ công của nước này thấp hơn nhiều, trong trường hợp xấu nhất cũng không vượt quá 75% GDP. CEBR nhận định Tây Ban Nha thực sự có khả năng tránh được nguy cơ vỡ nợ công hoặc cơ cấu lại nợ.
Các thị trường tài chính Italy và Tây Ban Nha ngày 2/8 đã trải qua "cơn sốt mới" khi lãi suất vay mượn của chính phủ tăng cao kỷ lục kể từ khi lưu hành đồng euro. Thực trạng này đã làm gia tăng quan ngại rằng 2 nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư trong Khu vực đồng euro nói trên có thể rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nợ công ở châu Âu.
Trong bối cảnh trên, các chính phủ Italy và Tây Ban Nha đang tìm cách nới lỏng sức ép đối với khu vực tài chính công của 2 nước này. Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Italy, Silvio Berlusconi khẳng định Italy cần một kế hoạch hành động khẩn cấp để khôi phục đà tăng trưởng kinh tế, đồng thời kêu gọi các nghiệp đoàn và liên đoàn người lao động góp sức soạn thảo kế hoạch này trong các cuộc thảo luận diễn ra trong ngày 4/8.
Ông Berlusconi cảnh báo thị trường đã đánh giá sai mức độ nợ công của Italy, đồng thời khẳng định Rome đang duy trì các nguyên tắc nguyên tắc kinh tế vững chắc nhằm đạt mục tiêu trong năm tới đưa hụt ngân sách nhà nước xuống mức trần 3% GDP của EU và cân bằng ngân sách vào năm 2014. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng để trấn an thị trường, ông Berlusconi cần đưa ra những biện pháp "thắt lưng buộc bụng" cụ thể cho giai đoạn 2013-2014.
Sau các cuộc trao đổi với các quan chức chính phủ và một số nhà lãnh đạo EU, Thủ tướng Tây Ban Nha, Jose Luis Rodrigues Sapatero thừa nhận những rối loạn trên thị trường tài chính hiện nay còn kéo dài nhiều ngày. Ông kêu gọi giới chức nước này cảnh giác và giữ liên lạc chặt chẽ với giới chức EU để có biện pháp đối phó kịp thời. Nội các Tây Ban dự định họp vào giữa tháng này để quyết định các biện pháp mới đối phó với vấn đề nợ công./.
Trung Tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR), tổ chức chuyên cung cấp dự báo và phân tích kinh tế độc lập cho các tổ tức cá nhân, chính phủ và khu vực thứ ba, đưa ra nhận định này ngày 3/8, giữa lúc mối lo nợ công có nguy cơ nhấn chìm Khu vực đồng euro.
CEBR cho biết đã phân tích 2 kịch bản theo hướng sáng sủa và ảm đạm đối với các nền kinh tế của Italy và Tây Ban Nha và thấy rằng Italy khó có thể chống đỡ được với khối nợ công hiện nay cho dù lãi suất vay mượn giảm, trừ phi kinh tế quốc gia bên bờ Địa Trung Hải này tăng trưởng đột biến.
Trên thực tế, Italy đã tìm cách siết chặt ngân sách và có kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách vào năm 2014.
Theo tính toán của CEBR, nợ công của Italy sẽ tăng từ 128% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 150% GDP vào năm 2017 nếu lãi suất trái phiếu chính phủ vẫn dừng ở mức trên 6% hiện nay và kinh tế vẫn duy trì mức tăng trưởng 0,1% trong quý I/2011.
Nếu chi phí vay mượn giảm xuống 0,4%, nhưng kinh tế không thoát khỏi tình trạng tăng trưởng ì ạch thì nợ công của Italy vẫn ở mức 123% trong năm 2018, cao hơn gấp đôi mức qui định của Liên minh châu Âu (EU).
Đối với Tây Ban Nha, tình hình có phần khả quan hơn do nợ công của nước này thấp hơn nhiều, trong trường hợp xấu nhất cũng không vượt quá 75% GDP. CEBR nhận định Tây Ban Nha thực sự có khả năng tránh được nguy cơ vỡ nợ công hoặc cơ cấu lại nợ.
Các thị trường tài chính Italy và Tây Ban Nha ngày 2/8 đã trải qua "cơn sốt mới" khi lãi suất vay mượn của chính phủ tăng cao kỷ lục kể từ khi lưu hành đồng euro. Thực trạng này đã làm gia tăng quan ngại rằng 2 nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư trong Khu vực đồng euro nói trên có thể rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nợ công ở châu Âu.
Trong bối cảnh trên, các chính phủ Italy và Tây Ban Nha đang tìm cách nới lỏng sức ép đối với khu vực tài chính công của 2 nước này. Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Italy, Silvio Berlusconi khẳng định Italy cần một kế hoạch hành động khẩn cấp để khôi phục đà tăng trưởng kinh tế, đồng thời kêu gọi các nghiệp đoàn và liên đoàn người lao động góp sức soạn thảo kế hoạch này trong các cuộc thảo luận diễn ra trong ngày 4/8.
Ông Berlusconi cảnh báo thị trường đã đánh giá sai mức độ nợ công của Italy, đồng thời khẳng định Rome đang duy trì các nguyên tắc nguyên tắc kinh tế vững chắc nhằm đạt mục tiêu trong năm tới đưa hụt ngân sách nhà nước xuống mức trần 3% GDP của EU và cân bằng ngân sách vào năm 2014. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng để trấn an thị trường, ông Berlusconi cần đưa ra những biện pháp "thắt lưng buộc bụng" cụ thể cho giai đoạn 2013-2014.
Sau các cuộc trao đổi với các quan chức chính phủ và một số nhà lãnh đạo EU, Thủ tướng Tây Ban Nha, Jose Luis Rodrigues Sapatero thừa nhận những rối loạn trên thị trường tài chính hiện nay còn kéo dài nhiều ngày. Ông kêu gọi giới chức nước này cảnh giác và giữ liên lạc chặt chẽ với giới chức EU để có biện pháp đối phó kịp thời. Nội các Tây Ban dự định họp vào giữa tháng này để quyết định các biện pháp mới đối phó với vấn đề nợ công./.
(TTXVN/Vietnam+)