Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Haruhiko Kuroda nhận định mức tăng trưởng kinh tế được ngân hàng này dự báo sẽ đạt 7,5% vào năm tới của châu Á có thể sẽ bị ảnh hưởng, do cuộc khủng hoảng ở khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang đe dọa những nền kinh tế theo hướng xuất khẩu của khu vực này.
Thậm chí, theo ông Kuroda, Trung Quốc có thể đối mặt với những khó khăn nếu nhu cầu từ châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này, tiếp tục suy giảm.
[Châu Á trụ vững trước biến động của kinh tế châu Âu]
Ông Kuroda nói: "Châu Á đang phát triển (trừ Nhật Bản), theo dự báo sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm nay và năm tới. Nhưng mức tăng 7,5% vào năm tới chịu ảnh hưởng của sự bất ổn lớn hơn vì châu Âu đang bị khủng hoảng tài chính."
Ông nhận định các khu vực tài chính châu Á bị ảnh hưởng mạnh bởi sự rút vốn của các ngân hàng châu Âu do các đồng tiền yếu đi, thị trường chứng khoán sụt giảm và chi phí cấp vốn doanh nghiệp tăng.
Ông Kuroda cho rằng cho đến nay, mối lo ngại Eurozone vẫn chưa tác động mạnh tới những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của châu Á như cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn của Mỹ năm 2008/2009, nhưng tình hình này có thể thay đổi nếu châu Âu rơi vào suy thoái.
Đối với Trung Quốc, châu Âu là thị trường lớn nhất, vì vậy, mức tăng trưởng dự kiến 9% vào năm tới của Trung Quốc sẽ có nguy cơ không đạt được.
Ông Kuroda cũng bày tỏ hy vọng châu Âu có thể vượt qua "cơn bão" này, đồng thời nhấn mạnh châu Âu có đủ nguồn lực tài chính, không cần sự hỗ trợ mạnh hơn nữa của châu Á. Theo ông, đóng góp lớn nhất mà châu Á có thể làm cho nền kinh tế toàn cầu là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh./.
Thậm chí, theo ông Kuroda, Trung Quốc có thể đối mặt với những khó khăn nếu nhu cầu từ châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này, tiếp tục suy giảm.
[Châu Á trụ vững trước biến động của kinh tế châu Âu]
Ông Kuroda nói: "Châu Á đang phát triển (trừ Nhật Bản), theo dự báo sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm nay và năm tới. Nhưng mức tăng 7,5% vào năm tới chịu ảnh hưởng của sự bất ổn lớn hơn vì châu Âu đang bị khủng hoảng tài chính."
Ông nhận định các khu vực tài chính châu Á bị ảnh hưởng mạnh bởi sự rút vốn của các ngân hàng châu Âu do các đồng tiền yếu đi, thị trường chứng khoán sụt giảm và chi phí cấp vốn doanh nghiệp tăng.
Ông Kuroda cho rằng cho đến nay, mối lo ngại Eurozone vẫn chưa tác động mạnh tới những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của châu Á như cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn của Mỹ năm 2008/2009, nhưng tình hình này có thể thay đổi nếu châu Âu rơi vào suy thoái.
Đối với Trung Quốc, châu Âu là thị trường lớn nhất, vì vậy, mức tăng trưởng dự kiến 9% vào năm tới của Trung Quốc sẽ có nguy cơ không đạt được.
Ông Kuroda cũng bày tỏ hy vọng châu Âu có thể vượt qua "cơn bão" này, đồng thời nhấn mạnh châu Âu có đủ nguồn lực tài chính, không cần sự hỗ trợ mạnh hơn nữa của châu Á. Theo ông, đóng góp lớn nhất mà châu Á có thể làm cho nền kinh tế toàn cầu là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)