Châu Á không nên vội chấm dứt kích thích tài chính

IMF cho biết một số nước châu Á - nhất là các nền kinh tế tiên tiến, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và từng trải qua chu kỳ suy yếu vốn ảnh hưởng tới vị thế tài chính hiện có kế hoạch thôi thực hiện gói kích thích vào năm tới trong bối cảnh kinh tế có những dấu hiệu phục hồi.

Tuy nhiên, Phó Giám đốc điều hành IMF, John Lipsky cảnh báo những kế hoạch dừng các biện pháp kích thích "cần được tiến hành một cách thận trọng cho tới khi quá trình phục hồi đã trở nên chắc chắn".
Ngày 20/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến cáo các nền kinh tế châu Á không nên vội vã chấm dứt các biện pháp kích thích tài chính bởi quá trình phục hồi toàn cầu mong manh hiện nay có thể bị đình trệ.

IMF cho biết một số nước châu Á - nhất là các nền kinh tế tiên tiến, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và từng trải qua chu kỳ suy yếu vốn ảnh hưởng tới vị thế tài chính hiện có kế hoạch thôi thực hiện gói kích thích vào năm tới trong bối cảnh kinh tế có những dấu hiệu phục hồi.

Tuy nhiên, Phó Giám đốc điều hành IMF, John Lipsky cảnh báo những kế hoạch dừng các biện pháp kích thích "cần được tiến hành một cách thận trọng cho tới khi quá trình phục hồi đã trở nên chắc chắn".

Ông Lipsky đề nghị các nước này tăng cường "độ tin cậy tài chính" bằng cách thông báo "những kế hoạch củng cố trung hạn cụ thể". Ông cho biết những kế hoạch đó sẽ đặc biệt thích hợp với các nước có mức nợ tương đối cao như Nhật Bản, Ấn Độ và Malaysia, đồng thời phù hợp với những nước đang chịu sức ép tài chính lớn như Nhật Bản và các nền kinh tế công nghiệp hóa mới gồm Hàn Quốc, Singapore, Hongkong và Đài Loan.

Phát biểu tại hội nghị Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco tại Santa Barbara, bang California, Mỹ, ông Lipsky nói: "Nhưng ngay cả đối với các nước trung bình ở châu Á, nếu không có điều chỉnh ngân sách, tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm nội địa (GDP) dự kiến vẫn cao hơn các mức trước khủng hoảng, từ nay đến năm 2014". Theo ông, nên giữ nguyên sự hỗ trợ về chính sách cho tới khi quá trình phục hồi bền vững được đảm bảo.

Mặc dù châu Á không trực tiếp nằm trong tâm điểm của cuộc khủng hoảng tài chính năm ngoái, song khu vực này đã bị tác động nghiêm trọng trước sự suy sụp mạnh tại Mỹ và châu Âu. Hoạt động thương mại suy giảm, luồng vốn chảy khỏi khu vực và tài chính thương mại trì trệ ở châu Á.

Ông Lipsky cho rằng châu Á sẽ phục hồi kinh tế sớm hơn và mạnh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới, nhưng cho tới nay, sự phục hồi này chỉ phản ánh sự trở lại trạng thái bình thường về thương mại-tài chính tiếp sau sự sụp đổ đột ngột hồi cuối năm 2008.

Báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" gần đây nhất của IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ giảm sút khoảng 1% trong năm nay và sẽ gia tăng khoảng 3% trong năm tới. Theo báo cáo này, châu Á dự kiến tăng trưởng 2,75% trong năm nay và 5,75% trong năm 2010./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục