Châu Á không tránh khỏi suy giảm kinh tế

Theo mạng "Star Online", mặc dù tốc độ tăng trưởng cao, thặng dư thương mại lớn, dự trữ ngoại tệ ổn định, các công ty lớn được vốn hóa tốt và hầu hết các ngân hàng không có các khoản cho vay thế chấp, nhưng châu Á vẫn không tránh khỏi sự suy giảm kinh tế do những khó khăn ở châu Âu và Mỹ.

Theo mạng "Star Online", mặc dù tốc độ tăng trưởng cao, thặng dư thương mại lớn, dự trữ ngoại tệ ổn định, các công ty lớn được vốn hóa tốt và hầu hết các ngân hàng không có các khoản cho vay thế chấp, nhưng châu Á vẫn không tránh khỏi sự suy giảm kinh tế do những khó khăn ở châu Âu và Mỹ.

Các thị trường chứng khoán ở khu vực này đã bị trì trệ và các đồng tiền suy yếu. Tác động của cuộc khủng hoảng lên các nền kinh tế thực sự của châu Á hầu như đã chấm dứt lời đồn đại về sự "tách riêng" hoàn toàn khỏi phương Tây.

Các mối quan hệ vẫn gắn chặt với nhau. Nhưng những diễn biến trong mấy tháng qua đã củng cố quan điểm cho rằng châu Á sẽ tiến mạnh hơn bao giờ hết để đảm bảo tương lai kinh tế và tăng cường khả năng hồi phục trong các cuộc khủng hoảng tương lai.

Các nền kinh tế châu Á có thể nổi lên từ sự đi xuống toàn cầu nhanh hơn các nền kinh tế ở các khu vực khác. Nhưng châu Á phụ thuộc nhiều vào người tiêu dùng bên ngoài. Chẳng hạn, năm 2007, xuất khẩu của các nền kinh tế châu Á - trừ Australia, Nhật Bản và New Zealand - đạt 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực, tăng 10 điểm phần trăm kể từ năm 1995.

Theo ước tính, người tiêu dùng phương Tây sử dụng khoảng 1/2 lượng hàng xuất khẩu này, kể cả xuất khẩu gián tiếp lẫn trực tiếp, thông qua buôn bán bên ngoài châu Á và tái xuất khẩu ngày càng tăng lên. Hơn nữa, các nhà đầu tư phương Tây vẫn là những người đóng vai trò lớn trong hầu hết các thị trường vốn của châu Á. Các ngân hàng châu Á, trừ những ngân hàng ở Trung Quốc, có liên quan chặt chẽ đến châu Âu và Mỹ thông qua thị trường liên ngân hàng và nhu cầu thanh toán bằng đồng USD.

Xuất khẩu sang Mỹ tăng lên đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi tương đối nhanh của châu Á từ cuộc khủng hoảng 1997 - 1998 và giúp Trung Quốc và Ấn Độ trở thành những nền kinh tế khổng lồ.

Tuy nhiên, lần này, người tiêu dùng Mỹ, do gặp khó khăn bởi những khoản nợ cầm cố và thẻ tín dụng, có thể không giúp làm giảm gánh nặng này. Ví dụ, các thị trường chứng khoán và cổ phiếu của châu Á đã bị giảm sút nghiêm trọng kể từ cuộc khủng hoảng lần trước: giá trị tài sản bị cầm cố và các thị trường nợ ở châu Á đã tăng từ 50% lên 140% GDP của khu vực trong 5 năm qua.

Nhưng cùng với sự sa sút này, vốn đầu tư nước ngoài tăng đáng kể, từ 30% lên 40% tiền đầu tư trên các thị trường tài chính Hongkong và Hàn Quốc. Do những lời kêu gọi góp vốn và việc các nhà đầu tư bán cổ phiếu để trang trải các khoản thanh toán cần thiết ở các thị trường phương Tây, vốn sẽ đổ vào châu Á.

Dưới đây là một số biện pháp châu Á cần làm để hạn chế những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và giúp thế giới hồi phục:

Thúc đẩy nhu cầu trong nước

Nhiều nước châu Á gần đây đã công bố các kế hoạch chi tiêu của chính phủ cùng với các đề nghị của Trung Quốc được coi là những tham vọng lớn nhất. Đây là một khu vực có nhu cầu rất lớn về hạ tầng cơ sở - đặc biệt ở Trung Quốc, Ấn Độ và ở mức độ nhỏ hơn là Việt Nam. Nếu theo đuổi một cách mạnh mẽ, những nỗ lực này có thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng thậm chí còn nhanh hơn thông qua việc đô thị hóa nhanh chóng hơn, tăng năng suất và những tác động về chi tiêu.

Châu Á là "nhà" của giai cấp trung lưu hùng hậu đang nổi lên, ước tính sẽ tăng thêm hơn 800 triệu người trong thập kỷ tới. Các nhà hoạch định chính sách khu vực phải làm nhiều hơn lúc này để "mở khóa" cho sức chi tiêu của nhóm người đông đảo này.

Tăng cường đầu tư và buôn bán bên trong khu vực

Nếu tiêu dùng trong nước được mở ra, các nền kinh tế châu Á có thể bắt đầu coi nhau như thị trường cuối cùng hơn là đầu tiên do các mối liên hệ trong mắt xích cung cấp toàn cầu. Trong vài năm qua, do các cuộc thương lượng của vòng đàm phán về tự do buôn bán USD bế tắc, các nước châu Á đã chuyển sự quan tâm của họ sang các hiệp định tự do buôn bán giới hạn hơn.

Hơn 70 hiệp định loại này đã được ký kết bởi 10 nước ASEAN, cùng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc; và nhiều hiệp định khác đang được thương thuyết. Nhưng các hiệp định song phương này ít nhiều ảnh hưởng đến các luồng thương mại hơn các hiệp định của toàn khu vực.

Việc xây dựng lại động lực để có một giải pháp đa phương được coi là mệnh lệnh; cần phải làm nhiều hơn nữa để mở các khoản tiết kiệm và các quỹ dự trữ dành cho các khoản đầu tư thuộc loại tài sản quốc gia để sử dụng bên trong khu vực.

Tăng cường các thị trường tài chính địa phương và khu vực

Các thị trường tài chính châu Á đã trở thành một khoảng cách lớn từ năm 1997, nhưng phải tiến triển hơn nữa nếu chúng tiếp tục hỗ trợ cho tốc độ tăng trưởng của khu vực trong 5 năm tới. Cần phải làm nhiều hơn nữa để đi sâu hơn vào các thị trường vốn địa phương và khu vực, nhưng cần tính toán sao cho không bị lệ thuộc thái quá vào các thị trường phương Tây.

Khu vực cũng có thể được lợi thông qua việc áp dụng những sự đảm bảo tài chính chống khủng hoảng chu kỳ như cung cấp vốn năng động và có các tỷ lệ vốn đầy đủ năng động.

Những nỗ lực này không thôi sẽ không đủ. Khi các nhà lãnh đạo châu Á và châu Âu gặp nhau ở Bắc Kinh tại hội nghị cấp cao hàng năm tháng 10/2008, nhiều nhà lãnh đạo châu Á đã kêu gọi thiết lập các thể chế tài chính khu vực mới để thúc đẩy tăng trưởng và ổn định.

Thái Lan kêu gọi thiết lập một quỹ của châu Á theo mô hình Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), với số vốn 350 tỷ USD. Các nhà lãnh đạo Philippines và Hàn Quốc cũng đưa ra các đề nghị tương tự và kêu gọi có những sự dàn xếp trao đổi tiền tệ rộng rãi hơn. Những ý kiến này đáng được khai thác.

Mặc dù vậy, trong ngắn hạn, châu Á có thể sẽ đạt được sự nhất trí bằng cách tập trung hơn vào các biện pháp có mục tiêu, trong đó có việc phát triển mạnh mẽ các thị trường trái phiếu của khu vực và thiết lập các cơ chế bổ sung nhằm tăng cường sự kiên định và quan điểm về các quy định khu vực.

Mỗi giải pháp trên đều cần có hành động phối hợp của toàn châu Á. Từ lâu người ta đã thừa nhận rằng châu Á quá khác nhau để hợp nhất chính sách theo một kiểu có ý nghĩa.

Sự hợp tác kiểu châu Âu có thể không phải là mục tiêu thực tế. Nhưng cho dù như vậy, các vấn đề tài chính toàn cầu hiện nay đã tạo cho các nhà lãnh đạo khu vực cơ hội độc nhất vô nhị để tiến lên. Châu Á không phải là nguồn gốc của cuộc khủng hoảng, nhưng có thể chỉ ra con đường cho một giải pháp lâu dài./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục