Diễn đàn Giao thông bền vững về môi trường khu vực châu Á được tổ chức hàng năm và càng ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.
Trên cơ sở nhận thức rằng hệ thống giao thông vận tải bền vững về môi trường có thể góp phần quan trọng trong việc thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 21 (MDG) của Liên hợp quốc và mang lại nhiều lợi ích trước mắt cũng như lâu dài, các nước trong khu vực cũng đã tiến hành nhiều hoạt động thiết thực để thúc đẩy chương trình trên.
Diễn đàn là nơi cung cấp cơ sở chiến lược, nhận thức cho việc chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và phổ biến giữa các nước châu Á về các công cụ chính sách, công nghệ... trong mối liên quan tới vấn đề giao thông vận tải bền vững về môi trường. Các đại biểu tham gia diễn đàn đều đã thừa nhận rằng:
Lĩnh vực giao thông tác động đến tất cả các khía cạnh của sự bền vững-xã hội, kinh tế và môi trường - và chúng ta cần một nền giao thông an toàn, sạch và tiết kiệm năng lượng để đạt được sự phát triển xanh thông qua giao thông carbon thấp.
Vì lợi ích chung của các quốc gia trong khu vực, các đại biểu kêu gọi sự tăng cường phối hợp, hợp tác để thúc đẩy việc xây dựng môi trường giao thông thân thiện, giảm tác động của giao thông đến biến đổi khí hậu và đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Năm 2009, các đại biểu tham dự Diễn đàn đã thông qua Tuyên bố SEOUL: “Hướng tới việc thúc đẩy giao thông vận tải bền vững về môi trường (EST) cho một xã hội carbon thấp và phát triển xanh tại châu Á” trong đó kêu gọi các quốc gia:
1. Đặt mục đích về môi trường trong các vấn đề giao thông ở mức cao hơn trong đó bao gồm mối quan hệ phát thải giữa giao thông-năng lượng-carbon, từ việc tiêu thụ năng lượng tới việc phát thải và xa hơn là biến đổi khí hậu.
2. Phát triển các chiến lược cho giao thông carbon - thấp bao gồm tăng cường sự thay đổi đối với việc sử dụng tiết kiệm năng lượng và phương thức carbon thấp để làm giảm tác động của giao thông đến khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu lên các dịch vụ giao thông và các lĩnh vực kinh tế xã hội khác.
3. Tập trung vào sự thay đổi bền vững và các công cụ, biện pháp quản lý nhu cầu giao thông (TDM) có sự tham vấn của cộng đồng hơn là chỉ dựa vào các giải pháp xử lý khí thải cuối ống xả (end-of-pipe), do đó ô nhiễm không khí khu vực và phát thải GHG từ lĩnh vực giao thông có thể được giải quyết đồng thời và hiệu quả, qua đó đóng góp cho việc hiện thực hóa một xã hội châu Á carbon thấp (các công cụ, biện pháp quản lý nhu cầu giao thông như kiểm soát đỗ xe, phí cầu đường và ùn tắc, thuế nhiên liệu và phương tiện, quy vùng phát thải thấp hoặc phát thải bằng không, ngày đi xe ôtô tự do, tạo ra các khu vực đi bộ tại trung tâm thành phố, ưu tiên vận tải công cộng và tăng cường các biện pháp, phát triển có định hướng việc quá cảnh, quy hoạch khoảng không thích hợp đối với các phương tiện chiếm diện tích lớn, các hệ thống vận tải khối lượng lớn và các biện pháp để giúp đỡ và phát triển giao thông phi cơ giới).
4. Khai thác tối đa lợi ích của việc ứng dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) và sử dụng cơ chế thị trường như chính sách tín dụng thuế đối với các công nghệ thân thiện với môi trường để làm cho môi trường giao thông và con người trở nên thân thiện, có tính hiệu quả về chi phí cũng như tiết kiệm năng lượng.
5. Tăng cường hợp tác trong khu vực đặc biệt giữa các tổ chức và các nhà tài trợ quốc tế và các nước thành viên để cải thiện và thúc đẩy hơn nữa chương trình nghị sự về giao thông tại các diễn đàn liên quan đến biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng, bao gồm hội nghị của các Nhóm, Đảng (COP) hướng tới xã hội carbon thấp và phát triển xanh với mục tiêu cơ bản giảm phát thải toàn cầu theo Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC)./.
Trên cơ sở nhận thức rằng hệ thống giao thông vận tải bền vững về môi trường có thể góp phần quan trọng trong việc thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 21 (MDG) của Liên hợp quốc và mang lại nhiều lợi ích trước mắt cũng như lâu dài, các nước trong khu vực cũng đã tiến hành nhiều hoạt động thiết thực để thúc đẩy chương trình trên.
Diễn đàn là nơi cung cấp cơ sở chiến lược, nhận thức cho việc chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và phổ biến giữa các nước châu Á về các công cụ chính sách, công nghệ... trong mối liên quan tới vấn đề giao thông vận tải bền vững về môi trường. Các đại biểu tham gia diễn đàn đều đã thừa nhận rằng:
Lĩnh vực giao thông tác động đến tất cả các khía cạnh của sự bền vững-xã hội, kinh tế và môi trường - và chúng ta cần một nền giao thông an toàn, sạch và tiết kiệm năng lượng để đạt được sự phát triển xanh thông qua giao thông carbon thấp.
Vì lợi ích chung của các quốc gia trong khu vực, các đại biểu kêu gọi sự tăng cường phối hợp, hợp tác để thúc đẩy việc xây dựng môi trường giao thông thân thiện, giảm tác động của giao thông đến biến đổi khí hậu và đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Năm 2009, các đại biểu tham dự Diễn đàn đã thông qua Tuyên bố SEOUL: “Hướng tới việc thúc đẩy giao thông vận tải bền vững về môi trường (EST) cho một xã hội carbon thấp và phát triển xanh tại châu Á” trong đó kêu gọi các quốc gia:
1. Đặt mục đích về môi trường trong các vấn đề giao thông ở mức cao hơn trong đó bao gồm mối quan hệ phát thải giữa giao thông-năng lượng-carbon, từ việc tiêu thụ năng lượng tới việc phát thải và xa hơn là biến đổi khí hậu.
2. Phát triển các chiến lược cho giao thông carbon - thấp bao gồm tăng cường sự thay đổi đối với việc sử dụng tiết kiệm năng lượng và phương thức carbon thấp để làm giảm tác động của giao thông đến khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu lên các dịch vụ giao thông và các lĩnh vực kinh tế xã hội khác.
3. Tập trung vào sự thay đổi bền vững và các công cụ, biện pháp quản lý nhu cầu giao thông (TDM) có sự tham vấn của cộng đồng hơn là chỉ dựa vào các giải pháp xử lý khí thải cuối ống xả (end-of-pipe), do đó ô nhiễm không khí khu vực và phát thải GHG từ lĩnh vực giao thông có thể được giải quyết đồng thời và hiệu quả, qua đó đóng góp cho việc hiện thực hóa một xã hội châu Á carbon thấp (các công cụ, biện pháp quản lý nhu cầu giao thông như kiểm soát đỗ xe, phí cầu đường và ùn tắc, thuế nhiên liệu và phương tiện, quy vùng phát thải thấp hoặc phát thải bằng không, ngày đi xe ôtô tự do, tạo ra các khu vực đi bộ tại trung tâm thành phố, ưu tiên vận tải công cộng và tăng cường các biện pháp, phát triển có định hướng việc quá cảnh, quy hoạch khoảng không thích hợp đối với các phương tiện chiếm diện tích lớn, các hệ thống vận tải khối lượng lớn và các biện pháp để giúp đỡ và phát triển giao thông phi cơ giới).
4. Khai thác tối đa lợi ích của việc ứng dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) và sử dụng cơ chế thị trường như chính sách tín dụng thuế đối với các công nghệ thân thiện với môi trường để làm cho môi trường giao thông và con người trở nên thân thiện, có tính hiệu quả về chi phí cũng như tiết kiệm năng lượng.
5. Tăng cường hợp tác trong khu vực đặc biệt giữa các tổ chức và các nhà tài trợ quốc tế và các nước thành viên để cải thiện và thúc đẩy hơn nữa chương trình nghị sự về giao thông tại các diễn đàn liên quan đến biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng, bao gồm hội nghị của các Nhóm, Đảng (COP) hướng tới xã hội carbon thấp và phát triển xanh với mục tiêu cơ bản giảm phát thải toàn cầu theo Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC)./.
(Vietnam+)