Phát biểu trước Ủy ban tài chính và các vấn đề tiền tệ của Nghị viện châu Âu ngày 17/12, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cho rằng việc thiết lập Cơ chế giám sát đơn nhất chung (SSM) đối với các ngân hàng trên toàn châu Âu sẽ giúp củng cố niềm tin vào hệ thống ngân hàng ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Trong khi đó, cũng trong ngày 17/12, các nhà lãnh đạo châu Âu đã kêu gọi việc nhanh chóng thiết lập Cơ chế giải quyết chung (SRM), như là bước tiếp theo cho việc thành lập liên minh ngân hàng ở khu vực.
Theo ông Draghi, việc các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí thành lập SSM đã chứng tỏ quyết tâm hành động kịp thời và quyết liệt trong việc xây dựng liên minh kinh tế và tiền tệ khu vực. Ông nói việc thành lập SSM có thể là bước đột phá để giải quyết những thách thức hiện nay của khu vực, thông qua việc cách ly các ngân hàng có vấn đề, tránh để xảy ra các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Điều này sẽ cho phép việc tái cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng, thay vì thông qua các chính phủ, nhờ đó không làm tăng gánh nặng cho tài chính công.
Ông Draghi hy vọng quy trình pháp lý sẽ nhanh chóng được hoàn tất để ECB bắt tay vào vào việc chuẩn bị thành lập SSM.
[Mỹ hối thúc châu Âu củng cố hệ thống ngân hàng]
Theo thỏa thuận, ECB sẽ được trao quyền quản lý SSM cùng với Cơ quan quản lý ngân hàng châu Âu và các cơ quan giám sát quốc gia. Từ tháng 3/2014, các ngân hàng có giá trị tài sản trên 30 tỷ euro (39 tỷ USD), hoặc tương đương 20% GDP của một nước, sẽ chịu sự giám sát của ECB.
ECB cũng có quyền can thiệp trong các tình huống liên quan đến các ngân hàng nhỏ hơn, song có thể các cơ quan giám sát quốc gia sẽ chịu trách nhiệm chính đối với các ngân hàng này. Là một cơ quan giám sát, ECB có thể rút giấy phép của các ngân hàng và phạt nếu ngân hàng phạm luật.
Về SRM, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy nói cơ chế này sẽ đảm bảo rằng bất kỳ ngân hàng có vấn đề nào ở các nước tham gia sẽ được giải quyết, xử lý một cách trật tự bằng những công cụ thích hợp.
Việc thiết lập SRM sẽ giúp các chính phủ không phải chịu gánh nặng tài trợ cho các ngân hàng phá sản như những gì đã xảy ra đối với Ireland và đang là mối đe dọa đối với Tây Ban Nha. Theo cơ chế này, các cổ đông và các chủ nợ sẽ bị buộc phải chịu tổn thất trước khi các chính phủ vào cuộc./.
Trong khi đó, cũng trong ngày 17/12, các nhà lãnh đạo châu Âu đã kêu gọi việc nhanh chóng thiết lập Cơ chế giải quyết chung (SRM), như là bước tiếp theo cho việc thành lập liên minh ngân hàng ở khu vực.
Theo ông Draghi, việc các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí thành lập SSM đã chứng tỏ quyết tâm hành động kịp thời và quyết liệt trong việc xây dựng liên minh kinh tế và tiền tệ khu vực. Ông nói việc thành lập SSM có thể là bước đột phá để giải quyết những thách thức hiện nay của khu vực, thông qua việc cách ly các ngân hàng có vấn đề, tránh để xảy ra các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Điều này sẽ cho phép việc tái cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng, thay vì thông qua các chính phủ, nhờ đó không làm tăng gánh nặng cho tài chính công.
Ông Draghi hy vọng quy trình pháp lý sẽ nhanh chóng được hoàn tất để ECB bắt tay vào vào việc chuẩn bị thành lập SSM.
[Mỹ hối thúc châu Âu củng cố hệ thống ngân hàng]
Theo thỏa thuận, ECB sẽ được trao quyền quản lý SSM cùng với Cơ quan quản lý ngân hàng châu Âu và các cơ quan giám sát quốc gia. Từ tháng 3/2014, các ngân hàng có giá trị tài sản trên 30 tỷ euro (39 tỷ USD), hoặc tương đương 20% GDP của một nước, sẽ chịu sự giám sát của ECB.
ECB cũng có quyền can thiệp trong các tình huống liên quan đến các ngân hàng nhỏ hơn, song có thể các cơ quan giám sát quốc gia sẽ chịu trách nhiệm chính đối với các ngân hàng này. Là một cơ quan giám sát, ECB có thể rút giấy phép của các ngân hàng và phạt nếu ngân hàng phạm luật.
Về SRM, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy nói cơ chế này sẽ đảm bảo rằng bất kỳ ngân hàng có vấn đề nào ở các nước tham gia sẽ được giải quyết, xử lý một cách trật tự bằng những công cụ thích hợp.
Việc thiết lập SRM sẽ giúp các chính phủ không phải chịu gánh nặng tài trợ cho các ngân hàng phá sản như những gì đã xảy ra đối với Ireland và đang là mối đe dọa đối với Tây Ban Nha. Theo cơ chế này, các cổ đông và các chủ nợ sẽ bị buộc phải chịu tổn thất trước khi các chính phủ vào cuộc./.
Lê Minh (TTXVN)