Châu Phi năm 2012 sẽ ra sao? Và người dân khu vực này chờ đợi điều gì từ năm mới? Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người đã đặt ra đối với "Lục địa Đen" trước thềm Năm mới.
Trên thực tế, người châu Phi rất lạc quan và mặc dù một số người vẫn hướng tới cộng đồng quốc tế vì sự phát triển của lục địa này, thì vẫn có nhiều người sẵn sàng thay thế khẩu hiệu "văn hóa viện trợ" bằng "văn hóa đối tác."
Năm 2011 là một năm đầy biến động đối với châu Phi cả về chính trị, kinh tế và xã hội. Các sự kiện dồn dập tiếp nối nhau. Nhà nước non trẻ Nam Sudan được thành lập, mùa xuân Arập ở phía Bắc, xung đột tại Cote d’Ivoire dẫn tới sự sụp đổ của Tổng thống Laurent Gbago, hạn hán và nạn đói tại Somalia, hàng loạt các cuộc bầu cử tại Cộng hòa dân chủ Congo, Nigeria, Ai Cập, Tunisia và Morocco.
Về bình diện kinh tế, tình hình tiếp tục cho thấy sự lạc quan. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara chứ không phải Bắc Phi là nơi có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với các nền kinh tế phát triển trong năm 2011.
Bất chấp khủng hoảng tài chính thế giới, khu vực này vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng trên 5%. Kết quả này có được là do những thành quả của kinh tế vĩ mô vững chắc. Báo cáo 2011 của Africa Progress Panel (APP) cho rằng các nền kinh tế châu Phi phục hồi nhanh hơn sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu.
Cũng như IMF, báo cáo này dự báo "lục địa Đen" sẽ có tỷ lệ tăng trưởng 5,8% trong năm 2012. Ông Michel Camdessus, cựu Tổng giám đốc IMF, cho rằng kể từ 10 năm qua, những thành tựu tại châu Phi cho thấy rằng lục địa này có sự phát triển gần giống với Trung Quốc cách đây 30 năm và Ấn Độ cách đây 20 năm.
Trong những năm qua, châu Phi chỉ khai thác được rất ít nguồn tài nguyên tiềm năng của họ như nguyên liệu, sự đa dạng sinh học và nhất là nguồn nhân lực. Tuy nhiên, từ vài năm trở lại đây bỗng xuất hiện một thế hệ doanh nhân mới tại châu lục này.
Để biến những nguồn tài nguyên tiềm năng thành hoạt động đầu tư sinh lợi có hiệu quả, thế hệ các doanh nhân trẻ này đã đưa ra một ý tưởng mới, đó là mô hình kinh doanh thực sự và có chất lượng.
Với mục tiêu tạo ra giá trị gia tăng kinh tế, các doanh nhân này hướng các hoạt động của họ vào những lĩnh vực hứa hẹn sự tăng trưởng và đầu tư vào nền kinh tế xanh, đa dạng sinh học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và truyền thông. Không chỉ hoạt động tại những thị trường có tiềm năng, họ còn dấn thân vào những thị trường mới.
Châu Phi năm 2012 có thể trông vào những thay đổi nội tại đã có được trong những năm qua. Thứ nhất là đã giảm 1%/năm tỷ lệ đói nghèo. Điều này đã làm xuất hiện một tầng lớp trung lưu mới và thành thị góp phần làm tăng nhu cầu hàng tiêu dùng cơ bản.
Theo một nghiên cứu của Văn phòng McKinsey, nhờ có tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cao và đô thị hóa nhanh, châu Phi sẽ có thêm 221 triệu người bước vào thị trường hàng tiêu dùng cơ bản từ nay đến 2015.
Bên cạnh đó là mở cửa thương mại và đầu tư tăng. Tuy nhiên, thay đổi quan trọng nhất là tư nhân hóa và những cải cách cấu trúc khác đã được các Chính phủ thực hiện.
Theo một số nhà kinh tế, chính phủ các nước châu Phi cần phải tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp mới này bằng việc thực hiện cải cách cấu trúc, ngân hàng và thuế./.
Trên thực tế, người châu Phi rất lạc quan và mặc dù một số người vẫn hướng tới cộng đồng quốc tế vì sự phát triển của lục địa này, thì vẫn có nhiều người sẵn sàng thay thế khẩu hiệu "văn hóa viện trợ" bằng "văn hóa đối tác."
Năm 2011 là một năm đầy biến động đối với châu Phi cả về chính trị, kinh tế và xã hội. Các sự kiện dồn dập tiếp nối nhau. Nhà nước non trẻ Nam Sudan được thành lập, mùa xuân Arập ở phía Bắc, xung đột tại Cote d’Ivoire dẫn tới sự sụp đổ của Tổng thống Laurent Gbago, hạn hán và nạn đói tại Somalia, hàng loạt các cuộc bầu cử tại Cộng hòa dân chủ Congo, Nigeria, Ai Cập, Tunisia và Morocco.
Về bình diện kinh tế, tình hình tiếp tục cho thấy sự lạc quan. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara chứ không phải Bắc Phi là nơi có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với các nền kinh tế phát triển trong năm 2011.
Bất chấp khủng hoảng tài chính thế giới, khu vực này vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng trên 5%. Kết quả này có được là do những thành quả của kinh tế vĩ mô vững chắc. Báo cáo 2011 của Africa Progress Panel (APP) cho rằng các nền kinh tế châu Phi phục hồi nhanh hơn sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu.
Cũng như IMF, báo cáo này dự báo "lục địa Đen" sẽ có tỷ lệ tăng trưởng 5,8% trong năm 2012. Ông Michel Camdessus, cựu Tổng giám đốc IMF, cho rằng kể từ 10 năm qua, những thành tựu tại châu Phi cho thấy rằng lục địa này có sự phát triển gần giống với Trung Quốc cách đây 30 năm và Ấn Độ cách đây 20 năm.
Trong những năm qua, châu Phi chỉ khai thác được rất ít nguồn tài nguyên tiềm năng của họ như nguyên liệu, sự đa dạng sinh học và nhất là nguồn nhân lực. Tuy nhiên, từ vài năm trở lại đây bỗng xuất hiện một thế hệ doanh nhân mới tại châu lục này.
Để biến những nguồn tài nguyên tiềm năng thành hoạt động đầu tư sinh lợi có hiệu quả, thế hệ các doanh nhân trẻ này đã đưa ra một ý tưởng mới, đó là mô hình kinh doanh thực sự và có chất lượng.
Với mục tiêu tạo ra giá trị gia tăng kinh tế, các doanh nhân này hướng các hoạt động của họ vào những lĩnh vực hứa hẹn sự tăng trưởng và đầu tư vào nền kinh tế xanh, đa dạng sinh học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và truyền thông. Không chỉ hoạt động tại những thị trường có tiềm năng, họ còn dấn thân vào những thị trường mới.
Châu Phi năm 2012 có thể trông vào những thay đổi nội tại đã có được trong những năm qua. Thứ nhất là đã giảm 1%/năm tỷ lệ đói nghèo. Điều này đã làm xuất hiện một tầng lớp trung lưu mới và thành thị góp phần làm tăng nhu cầu hàng tiêu dùng cơ bản.
Theo một nghiên cứu của Văn phòng McKinsey, nhờ có tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cao và đô thị hóa nhanh, châu Phi sẽ có thêm 221 triệu người bước vào thị trường hàng tiêu dùng cơ bản từ nay đến 2015.
Bên cạnh đó là mở cửa thương mại và đầu tư tăng. Tuy nhiên, thay đổi quan trọng nhất là tư nhân hóa và những cải cách cấu trúc khác đã được các Chính phủ thực hiện.
Theo một số nhà kinh tế, chính phủ các nước châu Phi cần phải tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp mới này bằng việc thực hiện cải cách cấu trúc, ngân hàng và thuế./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)