Nhiệt độ cao, cùng với gió và độ ẩm thấp đang là yếu tố thuận lợi làm gia tăng phạm vi các đám cháy rừng trên đảo Gomera và Tenerife thuộc quần đảo Canary của Tây Ban Nha.
Hơn 4.700 người dân sống tại các khu vực nói trên đã buộc phải đi sơ tán.
Theo các nhà chức trách, hàng trăm lính cứu hỏa cùng các phương tiện cứu hộ đang vật lộn để kiểm soát các đám cháy lớn có nguy cơ lan sang vùng Núi Athos của Hy Lạp, khu vực có khoảng 20 tu viện dòng Chính thống (ở Đông Âu và Hy Lạp), tồn tại hơn 1.000 năm tuổi tính đến thời Đế quốc La Mã phương Đông - đã được UNESCO xếp hạng di sản thế giới.
Chính quyền tại Canary cũng thông báo chỉ trong vòng một tuần kể từ khi bắt đầu bùng phát, các đám cháy đã thiêu rụi gần 3.000 hécta rừng trên đảo Gomera, trong đó có khoảng 1/10 diện tích thuộc khu dự trữ sinh quyển Garajonay, cũng là một di sản thế giới được UNESCO xếp hạng của Tây Ban Nha.
Trước đó, người phát ngôn cơ quan tình trạng khẩn cấp cho biết, hiện chưa có dấu hiệu tích cực nào cho thấy các lực lượng cứu hộ có thể khống chế được "giặc lửa."
Mặc dù máy bay trực thăng phun nước đã làm việc hết công suất trong ngày 11/8, song các đám cháy vẫn tiếp tục tấn công khu sinh quyển Garajonay, nơi sinh sống của khoảng 450 loài cây cận nhiệt đới quý hiếm.
Theo người phụ trách môi trường sinh thái đảo Gomera, phải mất từ 30-40 năm, các khu vực bị giặc lửa phá hoại mới có thể phục hồi.
Trong khi đó, tại Galicia, người dân cũng đang phải vật lộn với các đám cháy "tấn công" vào 800 hécta rừng, khiến toàn bộ cư dân sống tại hai ngôi làng thuộc tỉnh Ourense phải đi sơ tán.
Hiện các đám cháy vẫn đang tiếp tục lan sang các vùng Catalonia và Andalusia.
Tại khu vực Gers, giáp biên giới với Pháp, giặc lửa cũng đã cướp đi 200 hécta rừng.
Hiện có khoảng 200 lính cứu hỏa Hy Lạp, cùng với sự hỗ trợ của 50 lính từ nước láng giềng Serbia và hàng trăm người tình nguyện đã được huy động giúp Tây Ban Nha kiểm soát các đám cháy lớn.
Quân đội Hy Lạp cũng đã cử hơn 300 lính cùng 50 xe quân sự và hàng chục máy bay phun nước tham gia nỗ lực kiểm soát cháy rừng.
Đợt nắng nóng kéo dài cả tuần qua từ khu vực châu Phi đã đẩy nhiệt độ lên hơn 40 độ C, càng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, đặc biệt gây khó khăn cho lực lượng cứu hộ.
Theo Bộ Nông nghiệp Tây Ban Nha, chỉ tính từ ngày 1/1 đến 29/7 năm nay, cháy rừng tại nước này đã phá hoại 130.830 hécta rừng./.
Hơn 4.700 người dân sống tại các khu vực nói trên đã buộc phải đi sơ tán.
Theo các nhà chức trách, hàng trăm lính cứu hỏa cùng các phương tiện cứu hộ đang vật lộn để kiểm soát các đám cháy lớn có nguy cơ lan sang vùng Núi Athos của Hy Lạp, khu vực có khoảng 20 tu viện dòng Chính thống (ở Đông Âu và Hy Lạp), tồn tại hơn 1.000 năm tuổi tính đến thời Đế quốc La Mã phương Đông - đã được UNESCO xếp hạng di sản thế giới.
Chính quyền tại Canary cũng thông báo chỉ trong vòng một tuần kể từ khi bắt đầu bùng phát, các đám cháy đã thiêu rụi gần 3.000 hécta rừng trên đảo Gomera, trong đó có khoảng 1/10 diện tích thuộc khu dự trữ sinh quyển Garajonay, cũng là một di sản thế giới được UNESCO xếp hạng của Tây Ban Nha.
Trước đó, người phát ngôn cơ quan tình trạng khẩn cấp cho biết, hiện chưa có dấu hiệu tích cực nào cho thấy các lực lượng cứu hộ có thể khống chế được "giặc lửa."
Mặc dù máy bay trực thăng phun nước đã làm việc hết công suất trong ngày 11/8, song các đám cháy vẫn tiếp tục tấn công khu sinh quyển Garajonay, nơi sinh sống của khoảng 450 loài cây cận nhiệt đới quý hiếm.
Theo người phụ trách môi trường sinh thái đảo Gomera, phải mất từ 30-40 năm, các khu vực bị giặc lửa phá hoại mới có thể phục hồi.
Trong khi đó, tại Galicia, người dân cũng đang phải vật lộn với các đám cháy "tấn công" vào 800 hécta rừng, khiến toàn bộ cư dân sống tại hai ngôi làng thuộc tỉnh Ourense phải đi sơ tán.
Hiện các đám cháy vẫn đang tiếp tục lan sang các vùng Catalonia và Andalusia.
Tại khu vực Gers, giáp biên giới với Pháp, giặc lửa cũng đã cướp đi 200 hécta rừng.
Hiện có khoảng 200 lính cứu hỏa Hy Lạp, cùng với sự hỗ trợ của 50 lính từ nước láng giềng Serbia và hàng trăm người tình nguyện đã được huy động giúp Tây Ban Nha kiểm soát các đám cháy lớn.
Quân đội Hy Lạp cũng đã cử hơn 300 lính cùng 50 xe quân sự và hàng chục máy bay phun nước tham gia nỗ lực kiểm soát cháy rừng.
Đợt nắng nóng kéo dài cả tuần qua từ khu vực châu Phi đã đẩy nhiệt độ lên hơn 40 độ C, càng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, đặc biệt gây khó khăn cho lực lượng cứu hộ.
Theo Bộ Nông nghiệp Tây Ban Nha, chỉ tính từ ngày 1/1 đến 29/7 năm nay, cháy rừng tại nước này đã phá hoại 130.830 hécta rừng./.
(TTXVN)