Nằm trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2012 được tổ chức tại Vũng Tàu, ngày 8/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế biển Việt Nam lần ba với chủ đề “Tổ chức không gian phát triển kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam” với sự tham gia của các bộ, ngành Trung ương và địa phương cùng một số tỉnh, thành ven biển.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển nhấn mạnh, kinh tế biển đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, là “trục chính” trong định hướng của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và là một trong những giải pháp cốt lõi để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh, giàu từ biển. Sự thịnh vượng của kinh tế biển không chỉ quyết định đến sự phát triển lâu dài của đất nước mà còn góp phần tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước...
Thứ trưởng Hiển cũng nhận định, không gian kinh tế biển là rộng mở, khá đa dạng và luôn tác động tương hỗ lẫn nhau cả về mặt tự nhiên và phát triển. Từ đó cho thấy, tiềm năng không gian biển cho phát triển còn rất lớn, tập trung chủ yếu vào các mảng như không gian vùng duyên hải, không gian biển, không gian đảo và không gian đại dương. Việc tổ chức sử dụng hợp lý các mảng không gian này trong mối liên kết và tương tác giữa chúng với nhau, cả về mặt tự nhiên và quy hoạch là một vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài và đây cũng là vấn đề còn khá mới ở Việt Nam.
Tại Diễn đàn Kinh tế biển Việt Nam lần này có tám tham luận của các đại biểu, các nhà khoa học, các học giả, nhà nghiên cứu... trong nước và quốc tế được trình bày về các vấn đề lớn và trọng tâm như: Quy hoạch không gian biển cho phát triển kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam; Định hình hướng đi mới cho các khu kinh tế ven biển Việt Nam.
Diễn đàn là cơ hội để các đại biểu, các nhà khoa học, các học giả, nhà nghiên cứu cùng thảo luận, chia sẻ các bài học kinh nghiệm, qua đó đưa ra những khuyến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để tham khảo, cân nhắc trong quá trình hoạch định và điều chỉnh linh hoạt kế hoạch khai thác, sử dụng biển, hải đảo và vùng duyên hải trong thời gian tới. Đây được coi là hành động thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020./.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển nhấn mạnh, kinh tế biển đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, là “trục chính” trong định hướng của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và là một trong những giải pháp cốt lõi để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh, giàu từ biển. Sự thịnh vượng của kinh tế biển không chỉ quyết định đến sự phát triển lâu dài của đất nước mà còn góp phần tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước...
Thứ trưởng Hiển cũng nhận định, không gian kinh tế biển là rộng mở, khá đa dạng và luôn tác động tương hỗ lẫn nhau cả về mặt tự nhiên và phát triển. Từ đó cho thấy, tiềm năng không gian biển cho phát triển còn rất lớn, tập trung chủ yếu vào các mảng như không gian vùng duyên hải, không gian biển, không gian đảo và không gian đại dương. Việc tổ chức sử dụng hợp lý các mảng không gian này trong mối liên kết và tương tác giữa chúng với nhau, cả về mặt tự nhiên và quy hoạch là một vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài và đây cũng là vấn đề còn khá mới ở Việt Nam.
Tại Diễn đàn Kinh tế biển Việt Nam lần này có tám tham luận của các đại biểu, các nhà khoa học, các học giả, nhà nghiên cứu... trong nước và quốc tế được trình bày về các vấn đề lớn và trọng tâm như: Quy hoạch không gian biển cho phát triển kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam; Định hình hướng đi mới cho các khu kinh tế ven biển Việt Nam.
Diễn đàn là cơ hội để các đại biểu, các nhà khoa học, các học giả, nhà nghiên cứu cùng thảo luận, chia sẻ các bài học kinh nghiệm, qua đó đưa ra những khuyến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để tham khảo, cân nhắc trong quá trình hoạch định và điều chỉnh linh hoạt kế hoạch khai thác, sử dụng biển, hải đảo và vùng duyên hải trong thời gian tới. Đây được coi là hành động thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020./.
Hoàng Nhị (TTXVN)