Chiến tranh thế giới và bài học không thể quên

Chiến tranh thế giới và bài học không thể nào quên

Một thế kỷ sau, thế chiến thứ nhất vẫn để lại những ký ức không thể phai mờ ở các quốc gia tham chiến, và những bài học với cả nhân loại. 
Chiến tranh thế giới và bài học không thể nào quên ảnh 1Vũ khí thời Chiến tranh thé giới thứ nhất (Nguồn: AFP)

Sự kinh hoàng và chủ nghĩa anh hùng trong những đường hào. Hơi mù tạt và bùn lầy. Hoa anh túc và thi ca. 

Một thế kỷ sau, thế chiến thứ nhất vẫn để lại những ký ức không thể phai mờ ở các quốc gia tham chiến, và những bài học với cả nhân loại. 

Châu Âu lúc này đây cũng đang bị đẩy đến bờ vực của một cuộc chiến mới tại Ukraine. Hãy cùng nhìn lại cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất nhân dịp kỷ niệm 100 năm thảm họa khủng khiếp này, qua bài viết của hãng AFP.

Với một số người, cuộc chiến 1914-18 là dịp để thể hiện tinh thần dân tộc và hình thành một bản sắc quốc gia mới. Nhưng với những người khác, nhất là bên thua cuộc, đó là cuộc chiến đau đớn và đầy ám ảnh, thậm chí là hơn cả thế chiến thứ hai và nạn diệt chủng người Do Thái.

Là những nước thắng trận, Anh và Pháp nhanh chóng xây các đài tưởng niệm ca ngợi tinh thần dân tộc và lòng can đảm. Ngày 11-11, ngày ký hiệp ước kết thúc cuộc chiến, đã là ngày quốc lễ ở Pháp kể từ năm 1922.

Chiến tranh thế giới và bài học không thể nào quên ảnh 2Tượng đài người sáng lập nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại Artaturk (Nguồn: AFP)

Các tượng đài được xây nên ngay cả ở những ngôi làng nhỏ bé từng chứng kiến cuộc chiến có nhiều người tham chiến nhất trong lịch sử. Ở Anh, ngày đình chiến được đặt tên là Chủ nhật tưởng nhớ, và gắn chặt với tinh thần quốc gia tới mức những người mới nhập cư Anh ngày nay sẽ đeo hoa anh túc vào ngày này để cho thấy sự gắn bó của họ với quê hương thứ hai. 

Chiến trận chính đẫm máu 100 năm trước diễn ra ở những chiến hào nằm trong các cánh đồng trồng cây anh túc ở vùng biên giới Pháp-Đức, nên loài hoa đỏ này nay được dùng làm biểu tượng tưởng nhớ cuộc chiến.

Cuộc chiến cũng để lại những hậu quả xã hội. Tại Australia và New Zealand, cuộc chiến được đánh đồng với sự ra đời của một thế hệ vô sản mới của những mối tình chớp nhoáng nơi chiến hào. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc chiến giành độc lập tiếp nối sau thế chiến thứ nhất là nền tảng cho nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại ngày nay. Ba Lan, Tiệp Khắc và các nước Baltic đều giành, hay giành lại độc lập vào sau cuộc chiến.

Gần như ngay sau khi cuộc chiến kết thúc, chiến tranh và những công nghệ đã khiến hàng nghìn người ngã xuống ở Somme, Verdun hay Gallipoli bắt đầu bị nghi ngờ. Nhiều thế hệ trẻ em Anh được giáo dục phải nhớ về những cha ông đã ngã xuống, nhưng cũng phải hiểu rằng, theo những lời nổi tiếng trong bài thờ của Wilfred Owen, đừng tin vào “lời dối trá cũ kỹ: dulce et decorum est pro patria mori (ngọt ngào và đúng đắn, ngã xuống cho đất nước)”.

Việc giáo dục trải nghiệm chiến tranh ngày nay nhấn mạnh vào cảm xúc và những gì những người bình thường đã trải qua. “Chúng ta biết về những sự kiện lớn của cuộc chiến. Điều mà chúng ta muốn hiện giờ là mọi người phải hiểu các binh sĩ khi đó từng tin rằng cuộc chiến sẽ kết thúc trước Giáng sinh 1914, hay việc người dân sống ở những ngôi làng đã mất hết thanh niên trai tráng ra sao”, Bonnie Greer, một tác giả và là cố vấn của chính phủ Anh về các hoạt động tưởng niệm một trăm năm, nói.

Nước Đức không có ngày tưởng niệm nào cho hai triệu người Đức đã ngã xuống trong thế chiến thứ nhất, và cuộc xung đột được coi là nền tảng để chủ nghĩa phát-xít sau này xuất hiện. Hầu hết các sử gia nói thất bại của Đức năm 1918 đã nuôi dưỡng thù hận và hủy hoại nền kinh tế nước này thông qua hiệp ước hậu chiến Versailles hết sức ngặt nghèo. 

“Cũng có những đài tưởng niệm cho người Đức đã ngã xuống giai đoạn 1914-1918, nhất là ở các nhà thờ, nhưng ít hơn nhiều so với ở Pháp”, Thomas Serrier thuộc Đại học châu Âu Viadrina nói.

Đó là câu chuyện tương tự với Áo, nơi giáo dục trong nhà trường tập trung vào thế chiến thứ nhất, dù cuộc xung đột 1914-1918 là mở màn cho sự tan rã của đế chế Áo-Hung, và ở Mỹ, khi sự tham chiến của nước này vào năm 1917 đã có ý nghĩa quyết định làm xoay chuyển cục diện.

“Khoảng năm triệu người Mỹ phục vụ trong cuộc chiến và 116.500 người thiệt mạng, nhưng không ai nghĩ nhiều về nó, đó là cuộc chiến bị quên lãng”, Peter Kuznick của Đại học Washington nói. Thế chiến thứ hai và cuộc chiến Việt Nam để lại nhiều di chứng tâm lý hơn cho đất nước này, ông nói.

Chiến tranh thế giới và bài học không thể nào quên ảnh 3Binh lính Anh thời Chiến tranh thế giới thứ nhất (Nguồn: AFP)

Ở láng giềng của Mỹ Canada, bài thơ “In Flanders Field” (Trên cánh đồng Flanders) vẫn là tác phẩm thi ca nổi tiếng nhất và 66.000 binh sĩ Canada đã thiệt mạng ở đây dưới sự chỉ huy của Anh vẫn được tưởng nhớ mỗi năm. 

Với những người Canada gốc Pháp, cuộc chiến còn gợi lại ngày Phục sinh đẫm máu 1918, khi các cuộc bạo loạn bùng nổ vì chính quyền trung ương tìm cách áp đặt lệnh bắt lính với vùng Quebec nói tiếng Pháp.

Những tưởng nhớ ở Nga với cuộc chiến cũng bị che phủ bởi cuộc cách mạng 1917 và thế chiến thứ hai. Nhưng thay đổi đang diễn ra gần đây khi Tổng thống Vladimir Putin năm ngoái đã công bố 1/8 là ngày tưởng niệm hai triệu người Nga đã thiệt mạng trong thế chiến thứ nhất.

Hãy đừng để một cuộc chiến như thế lặp lại, khi vũ khí ngày càng trở nên hiện đại hơn./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục