Người đứng đầu Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan, bà Roza Otunbayeva ngày 11/4 cho biết chính quyền đang xem xét việc ra lệnh bắt giữ Tổng thống Kurmanbek Bakiyev và đưa ra xét xử với cáo buộc ông phải chịu trách nhiệm về việc 81 người đã thiệt mạng trong các vụ nổi dậy diễn ra trong hai ngày 7-8/4 vừa qua.
Bà Otunbayeva cho biết bà chịu sức ép từ công chúng muốn đưa Tổng thống ra xét xử.
Trước đó, ngày 9/4, Viện Kiểm sát Kyrgyzstan đã khởi tố vụ án hình sự và phát lệnh truy nã hai con trai cùng em trai của Tổng thống Bakiyev về tội ra lệnh sử dụng vũ khí giết người.
Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan cũng từ chối đàm phán với ông Bakiyev.
Ông Omurbek Tekebayev, một quan chức phụ trách vấn đề hiến pháp trong chính phủ lâm thời, nói: "Chúng tôi sẽ không đàm phán... Ông Bakiyev phải từ chức và thông báo quyết định đó với người dân."
Ông này cũng tuyên bố Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan có thể sử dụng vũ lực nếu ông Bakiyev tìm cách gây mất ổn định đất nước.
Tuyên bố của ông Omurbek được đưa ra giữa lúc có thông tin từ một phái viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) nói rằng Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan đã tiến hành các cuộc đàm phán với ông Bakiyev về những giải pháp nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này.
Trong khi đó, Tổng thống bị lật đổ Bakiyev, người đang ẩn náu tại thành trì miền Nam, tuyên bố không từ chức và kêu gọi Liên hợp quốc đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Kyrgyzstan.
Ông Bakiyev cho rằng sự hiện diện của các lực lượng bên ngoài là cần thiết để ngăn chặn máu tiếp tục đổ tại Kyrgyzstan.
Ông Bakiyev cho biết không công nhận tính hợp pháp, nhưng sẵn sàng đàm phán với Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan.
Ông cũng đề xuất thành lập một ủy ban quốc tế để điều tra cuộc nổi dậy tại Kyrgyzstan, vốn đã khiến 81 người thiệt mạng và hơn 1.500 người bị thương. /.
Bà Otunbayeva cho biết bà chịu sức ép từ công chúng muốn đưa Tổng thống ra xét xử.
Trước đó, ngày 9/4, Viện Kiểm sát Kyrgyzstan đã khởi tố vụ án hình sự và phát lệnh truy nã hai con trai cùng em trai của Tổng thống Bakiyev về tội ra lệnh sử dụng vũ khí giết người.
Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan cũng từ chối đàm phán với ông Bakiyev.
Ông Omurbek Tekebayev, một quan chức phụ trách vấn đề hiến pháp trong chính phủ lâm thời, nói: "Chúng tôi sẽ không đàm phán... Ông Bakiyev phải từ chức và thông báo quyết định đó với người dân."
Ông này cũng tuyên bố Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan có thể sử dụng vũ lực nếu ông Bakiyev tìm cách gây mất ổn định đất nước.
Tuyên bố của ông Omurbek được đưa ra giữa lúc có thông tin từ một phái viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) nói rằng Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan đã tiến hành các cuộc đàm phán với ông Bakiyev về những giải pháp nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này.
Trong khi đó, Tổng thống bị lật đổ Bakiyev, người đang ẩn náu tại thành trì miền Nam, tuyên bố không từ chức và kêu gọi Liên hợp quốc đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Kyrgyzstan.
Ông Bakiyev cho rằng sự hiện diện của các lực lượng bên ngoài là cần thiết để ngăn chặn máu tiếp tục đổ tại Kyrgyzstan.
Ông Bakiyev cho biết không công nhận tính hợp pháp, nhưng sẵn sàng đàm phán với Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan.
Ông cũng đề xuất thành lập một ủy ban quốc tế để điều tra cuộc nổi dậy tại Kyrgyzstan, vốn đã khiến 81 người thiệt mạng và hơn 1.500 người bị thương. /.
(TTXVN/Vietnam+)