Chủ tịch Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Akihiko Tanaka cho rằng sự hỗ trợ của Nhật Bản dành cho các quốc gia sẽ giúp thế giới này thành một nơi hòa bình hơn, đồng thời giúp cho chính Nhật Bản hồi sinh.
Trả lời hãng tin Kyodo, vị chủ tịch 58 tuổi nói: “Sự trợ giúp của Nhật Bản đối với thế giới sẽ mang lại hòa bình, mở rộng thị trường, tạo cơ hội giao lưu nhân dân các nước và thắt chặt tình hữu nghị. Như vậy, sẽ giúp hồi sinh thế giới và cuối cùng là giúp Nhật Bản phục hồi”.
Ông Tanaka nhậm chức ở JICA hồi tháng Tư vừa qua, thay cựu Chủ tịch Sadako Ogata sau tám năm rưỡi làm việc tại cơ quan này.
Là người đứng đầu của tổ chức điều hành viện trợ phát triển chính thức (ODA), Chủ tịch Tanaka cho biết: “Nhật Bản ngày nay không thể tồn tại nếu không có bất cứ mối liên hệ nào với thế giới và sứ mệnh của đất nước chúng tôi là phải làm điều gì đó vì những người nghèo khổ ở một số nơi trên thế giới.” Chính vì vậy, ông cho rằng “đã đến lúc chính phủ Nhật Bản cần tăng ngân sách dành cho ODA.”
Trước đây, Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất thế giới trong thập niên 1990 nhưng bị tụt xuống hàng thứ năm tính đến năm 2007 do nước này buộc phải cắt giảm ngân sách viện trợ trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Từng làm việc tại viện nghiên cứu, Chủ tịch Tanaka cảm thấy đôi chút bối rối khi lần đầu nhận được lời đề nghị đảm nhiệm chức vụ chủ tịch JICA. Ông Tanaka nói: “Đó là điều mà tôi không bao giờ nghĩ là sẽ xảy đến với tương lai của mình.”
Trước khi nhận nhiệm sở, Chủ tịch Tanaka từng là Phó Hiệu trưởng Đại học Tokyo. Ông tốt nghiệp Khoa Quan hệ quốc tế Đại học Tokyo năm 1977 và hoàn thành học vị Tiến sĩ Chính trị học tại Học viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, năm 1981. Ông cũng giữ chức vụ Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á của Đại học Tokyo từ năm 2002-2006.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Tanaka đã quyết định nhận lời đề nghị trên bởi ông nghĩ rằng “đã đến lúc có thể áp dụng những gì học được trước đây.” Điều mà ông tâm đắc nhất trong công việc hiện nay của mình chính là ông có thể gặp gỡ trực tiếp nhiều người và lắng nghe tâm tư của họ. “Thực sự tôi đã có cơ hội học hỏi mà không phải trả bất cứ khoản học phí nào” – Chủ tịch JICA chia sẻ.
Với niềm tin rằng cần phải đến tận nơi để tai nghe mắt thấy những gì đang diễn ra ở nước ngoài, Chủ tịch Tanaka đã đến các nước như Philippines, Kenia và Mỹ chỉ trong một vài tháng sau khi nhậm chức.
Về trận động đất và sóng thần ở Đông Bắc Nhật Bản hồi tháng 3/2011, ông Tanaka cho biết: “Đó thực sự là một kinh nghiệm hãi hùng nhưng giờ Nhật Bản đã có một vai trò quan trọng cần thực hiện, đó là truyền thụ những bài học trên cho những quốc gia đang phát triển vốn dễ bị tổn thương trước thiên tai”./.
Trả lời hãng tin Kyodo, vị chủ tịch 58 tuổi nói: “Sự trợ giúp của Nhật Bản đối với thế giới sẽ mang lại hòa bình, mở rộng thị trường, tạo cơ hội giao lưu nhân dân các nước và thắt chặt tình hữu nghị. Như vậy, sẽ giúp hồi sinh thế giới và cuối cùng là giúp Nhật Bản phục hồi”.
Ông Tanaka nhậm chức ở JICA hồi tháng Tư vừa qua, thay cựu Chủ tịch Sadako Ogata sau tám năm rưỡi làm việc tại cơ quan này.
Là người đứng đầu của tổ chức điều hành viện trợ phát triển chính thức (ODA), Chủ tịch Tanaka cho biết: “Nhật Bản ngày nay không thể tồn tại nếu không có bất cứ mối liên hệ nào với thế giới và sứ mệnh của đất nước chúng tôi là phải làm điều gì đó vì những người nghèo khổ ở một số nơi trên thế giới.” Chính vì vậy, ông cho rằng “đã đến lúc chính phủ Nhật Bản cần tăng ngân sách dành cho ODA.”
Trước đây, Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất thế giới trong thập niên 1990 nhưng bị tụt xuống hàng thứ năm tính đến năm 2007 do nước này buộc phải cắt giảm ngân sách viện trợ trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Từng làm việc tại viện nghiên cứu, Chủ tịch Tanaka cảm thấy đôi chút bối rối khi lần đầu nhận được lời đề nghị đảm nhiệm chức vụ chủ tịch JICA. Ông Tanaka nói: “Đó là điều mà tôi không bao giờ nghĩ là sẽ xảy đến với tương lai của mình.”
Trước khi nhận nhiệm sở, Chủ tịch Tanaka từng là Phó Hiệu trưởng Đại học Tokyo. Ông tốt nghiệp Khoa Quan hệ quốc tế Đại học Tokyo năm 1977 và hoàn thành học vị Tiến sĩ Chính trị học tại Học viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, năm 1981. Ông cũng giữ chức vụ Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á của Đại học Tokyo từ năm 2002-2006.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Tanaka đã quyết định nhận lời đề nghị trên bởi ông nghĩ rằng “đã đến lúc có thể áp dụng những gì học được trước đây.” Điều mà ông tâm đắc nhất trong công việc hiện nay của mình chính là ông có thể gặp gỡ trực tiếp nhiều người và lắng nghe tâm tư của họ. “Thực sự tôi đã có cơ hội học hỏi mà không phải trả bất cứ khoản học phí nào” – Chủ tịch JICA chia sẻ.
Với niềm tin rằng cần phải đến tận nơi để tai nghe mắt thấy những gì đang diễn ra ở nước ngoài, Chủ tịch Tanaka đã đến các nước như Philippines, Kenia và Mỹ chỉ trong một vài tháng sau khi nhậm chức.
Về trận động đất và sóng thần ở Đông Bắc Nhật Bản hồi tháng 3/2011, ông Tanaka cho biết: “Đó thực sự là một kinh nghiệm hãi hùng nhưng giờ Nhật Bản đã có một vai trò quan trọng cần thực hiện, đó là truyền thụ những bài học trên cho những quốc gia đang phát triển vốn dễ bị tổn thương trước thiên tai”./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)