Ngày 24/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và cắt băng khánh thành, thông xe cầu Cần Thơ - cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á.
Tham dự buổi lễ có nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng nhấn mạnh cầu Cần Thơ không chỉ có ý nghĩa to lớn về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội và quốc phòng an ninh quan trọng đối với miền Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, là một biểu tượng sinh động trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cầu Cần Thơ hoàn thành sẽ tăng cường sự thông thương thuận lợi giữa Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Tây Nam Bộ của Tổ quốc và trực tiếp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh phía Nam sông Hậu với trên 16 triệu dân. Từ nay, toàn bộ tuyến đường bộ Quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cà Mau sẽ không còn bến phà nào nữa, Thủ tướng nói.
Thủ tướng nêu rõ sự kiện khánh thành cầu Cần Thơ là biểu hiện sinh động của tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong những năm qua, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã dành cho Việt Nam những sự giúp đỡ trong đó có nguồn vốn vay ODA ưu đãi để giúp Việt Nam xây dựng và phát triển kinh tế, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông vận tải.
Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực vượt khó khăn của Bộ Giao thông Vận tải, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA cùng Liên danh Tư vấn Giám sát Nippon - Koei - Chodai và các Nhà thầu xây dựng Nhật Bản cùng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân Việt Nam và Nhật Bản đã sát cánh bên nhau trong quá trình thi công xây dựng để hoàn thành cầu Cần Thơ.
Tưởng nhớ tới các kỹ sư, công nhân đã tử nạn trong quá trình xây dựng cầu Cần Thơ, Thủ tướng cho rằng qua bài học xương máu này, ngành xây dựng cầu đường Việt Nam có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức quản lý, thiết kế, xây dựng… để việc xây dựng cầu đường tới đây được an toàn, bảo đảm chất lượng, từng bước vươn lên làm chủ công nghệ và kỹ thuật.
Thủ tướng tin tưởng với những công nghệ và kinh nghiệm quý báu có được trong quá trình xây dựng cầu Cần Thơ, đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư và công nhân Việt Nam sẽ có những trưởng thành vượt bậc, đóng góp ngày càng hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng cầu đường, phát triển hệ thống giao thông ở Việt Nam.
Cầu Cần Thơ được khởi công ngày 25/9/2004 với chiều dài toàn tuyến cầu là 15,85km, chiều rộng 23,1m với bốn làn xe, mỗi làn rộng 3,5m cùng hai làn dành cho người đi bộ.
Điểm khởi đầu cầu tại km 2061 trên Quốc lộ 1 huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, điểm cuối cầu tại km 2077 Quốc lộ 1 quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Tổng mức đầu tư của công trình là 4.832 tỷ đồng (thời điểm năm 2001 là khoảng 342,6 triệu USD) bằng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam./.
Tham dự buổi lễ có nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng nhấn mạnh cầu Cần Thơ không chỉ có ý nghĩa to lớn về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội và quốc phòng an ninh quan trọng đối với miền Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, là một biểu tượng sinh động trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cầu Cần Thơ hoàn thành sẽ tăng cường sự thông thương thuận lợi giữa Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Tây Nam Bộ của Tổ quốc và trực tiếp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh phía Nam sông Hậu với trên 16 triệu dân. Từ nay, toàn bộ tuyến đường bộ Quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cà Mau sẽ không còn bến phà nào nữa, Thủ tướng nói.
Thủ tướng nêu rõ sự kiện khánh thành cầu Cần Thơ là biểu hiện sinh động của tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong những năm qua, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã dành cho Việt Nam những sự giúp đỡ trong đó có nguồn vốn vay ODA ưu đãi để giúp Việt Nam xây dựng và phát triển kinh tế, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông vận tải.
Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực vượt khó khăn của Bộ Giao thông Vận tải, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA cùng Liên danh Tư vấn Giám sát Nippon - Koei - Chodai và các Nhà thầu xây dựng Nhật Bản cùng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân Việt Nam và Nhật Bản đã sát cánh bên nhau trong quá trình thi công xây dựng để hoàn thành cầu Cần Thơ.
Tưởng nhớ tới các kỹ sư, công nhân đã tử nạn trong quá trình xây dựng cầu Cần Thơ, Thủ tướng cho rằng qua bài học xương máu này, ngành xây dựng cầu đường Việt Nam có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức quản lý, thiết kế, xây dựng… để việc xây dựng cầu đường tới đây được an toàn, bảo đảm chất lượng, từng bước vươn lên làm chủ công nghệ và kỹ thuật.
Thủ tướng tin tưởng với những công nghệ và kinh nghiệm quý báu có được trong quá trình xây dựng cầu Cần Thơ, đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư và công nhân Việt Nam sẽ có những trưởng thành vượt bậc, đóng góp ngày càng hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng cầu đường, phát triển hệ thống giao thông ở Việt Nam.
Cầu Cần Thơ được khởi công ngày 25/9/2004 với chiều dài toàn tuyến cầu là 15,85km, chiều rộng 23,1m với bốn làn xe, mỗi làn rộng 3,5m cùng hai làn dành cho người đi bộ.
Điểm khởi đầu cầu tại km 2061 trên Quốc lộ 1 huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, điểm cuối cầu tại km 2077 Quốc lộ 1 quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Tổng mức đầu tư của công trình là 4.832 tỷ đồng (thời điểm năm 2001 là khoảng 342,6 triệu USD) bằng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam./.
Thiện Thuật (Vietnam+)