Chống buôn lậu là cuộc chiến gian nan và chưa có hồi kết, từ thực tế của tỉnh Lạng Sơn, theo các chuyên gia, để đấu tranh và ngăn chặn có hiệu quả tình hình buôn lậu qua biên giới thì không gì khác là phải nâng sức cạnh trạnh của hàng Việt.
Chính sách còn sơ hở
Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban chỉ đạo 127 Trung ương, trong năm 2011 lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 156.182 vụ, xử lý 68.235 vụ vi phạm, trong đó có đến 10.025 vụ buôn bán hàng lậu, hàng cấm; 11.372 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng… với tổng số tiền là 256 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đây chỉ là con số rất nhỏ, trên thực tế thì hàng lậu được đội lốt dưới nhiều chiêu thức tinh vi để đối phó với các lực lượng chức năng.
Ông Nguyễn Thắng Lợi, Chi cục trưởng chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn cho biết, bình quân một ngày có hàng tỷ tiền hàng hóa nhập lậu được vận chuyển, chỉ cần cho mã số thuế và số lượng là hàng sẽ về đến tận nơi kèm chứng từ hóa đơn đàng hoàng.
“Điều đó cũng có nghĩa là cơ chế chính sách vẫn còn sơ hở để người ta hợp thức hóa được,” ông Lợi cho hay.
Đánh giá của Ban chỉ đạo 127 tỉnh Lạng Sơn cũng cho thấy, lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong việc thông thoáng và đơn giản hóa thủ tục hải quan, tình hình buôn lậu thời gian qua diễn ra khó lường, tinh vi và ngày càng phức tạp hơn.
Cụ thể, các hành vi buôn lậu như khai khống, khai sai tên, số lượng, trọng lượng, giá trị hàng hóa xuất khẩu để hưởng hoàn thuế giá trị gia tăng đã tăng lên nhanh chóng. Quy mô hoạt động buôn lậu mở rộng và có tính chất tổ chức cao hơn, xuất hiện nguy cơ sự móc nối của các đối tượng buôn lậu trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiêm Trưởng ban chỉ đạo 127 tỉnh Lạng Sơn thì hàng hóa sản xuất ở trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi hàng hóa Trung Quốc lại rất rẻ, mẫu mã đa dạng và đi được vào nhiều phân khúc thị trường.
"Nếu không thay đổi và có mạng lưới phân phối vững chắc thì hàng Việt Nam sẽ khó cạnh trạnh nổi," ông Bình nhấn mạnh.
Bắt bệnh phải trị tận gốc
Cũng theo ý kiến của nhiều chuyên gia, cách thức chống buôn lậu trong thời gian qua mới chỉ giải quyết được phần ngọn, tức là việc xử lý các vi phạm hiện nay vẫn chủ yếu trên khâu lưu thông, khi có tình hình phức tạp hoặc điểm nóng mới tiến hành ngăn chặn...
Trong khi các đầu nậu thường xuyên thay đổi cách thức hoạt động và thủ đoạn cũng ngày càng tinh vi hơn.
Ông Đỗ Thanh Minh, Phó Chi cục trưởng Hải quan Cốc Nam chia sẻ, dân buôn lậu đều hiểu rất rõ chức năng cụ thể của từng lực lượng được làm gì để “lách”, cụ thể, nếu phân công không rõ nhiệm vụ thì dù có nhiều lực lượng chống buôn lậu cũng sẽ không hiệu quả.
Do vậy việc phân công trách nhiệm cụ thể như: Khu vực biên giới thì bộ đội biên phòng kiểm soát chặt việc xuất nhập cảnh, phía cửa khẩu giao cho hải quan và cảnh sát hình sự thì xử lý các đốt tượng cố tình chống đối... Có như vậy, hiệu quả chống buôn lậu mới thấy được.
Tuy nhiên, cái gốc để ngăn chặn hàng lậu vẫn chính là nâng được sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước.
Theo ông Phan Thế Ruệ, nguyên thứ trưởng Bộ Thương Mại, muốn chống buôn lậu thì phải đảm bảo cân đối cung-cầu trong nước, hàng hóa sản xuất ra có thể cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.
"Từ thực tế từ mặt hàng bia và bột giặt... cho thấy khi hàng hóa trong nước đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thì hàng lậu vào cũng chẳng có ích gì vì không có lợi nhuận," ông Ruệ phân tích.
Cũng theo ông Ruệ, để chống buôn lậu cần làm tốt công tác dự báo, xem những mặt hàng nào năm nay có khả năng tràn vào Việt Nam nhiều.
Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế, ông cho rằng, bản thân các cơ quan chống buôn lậu cũng cần phải có bộ phận dự báo về buôn lậu, thậm chí chính xác là tuyến nào buôn lậu nhiều, mặt hàng nào buôn lậu nhiều và tổ chức buôn lậu được bố trí ra sao đều phải dự báo được trước.
Khi có những giải pháp trên thì việc xây dựng hàng rào kỹ thuật không vi phạm WTO kết hợp các biện pháp hành chính được làm bài bản từ đầu năm đến cuối năm là rất cần thiết.
“Chúng ta đã có rất nhiều đơn vị chống buôn lậu, nhưng nếu không có các biện pháp tổng thể như trên thì có đem rải quân khắp biên giới cũng khó đạt được hiệu quả,” ông Ruệ nhấn mạnh./.
Chính sách còn sơ hở
Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban chỉ đạo 127 Trung ương, trong năm 2011 lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 156.182 vụ, xử lý 68.235 vụ vi phạm, trong đó có đến 10.025 vụ buôn bán hàng lậu, hàng cấm; 11.372 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng… với tổng số tiền là 256 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đây chỉ là con số rất nhỏ, trên thực tế thì hàng lậu được đội lốt dưới nhiều chiêu thức tinh vi để đối phó với các lực lượng chức năng.
Ông Nguyễn Thắng Lợi, Chi cục trưởng chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn cho biết, bình quân một ngày có hàng tỷ tiền hàng hóa nhập lậu được vận chuyển, chỉ cần cho mã số thuế và số lượng là hàng sẽ về đến tận nơi kèm chứng từ hóa đơn đàng hoàng.
“Điều đó cũng có nghĩa là cơ chế chính sách vẫn còn sơ hở để người ta hợp thức hóa được,” ông Lợi cho hay.
Đánh giá của Ban chỉ đạo 127 tỉnh Lạng Sơn cũng cho thấy, lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong việc thông thoáng và đơn giản hóa thủ tục hải quan, tình hình buôn lậu thời gian qua diễn ra khó lường, tinh vi và ngày càng phức tạp hơn.
Cụ thể, các hành vi buôn lậu như khai khống, khai sai tên, số lượng, trọng lượng, giá trị hàng hóa xuất khẩu để hưởng hoàn thuế giá trị gia tăng đã tăng lên nhanh chóng. Quy mô hoạt động buôn lậu mở rộng và có tính chất tổ chức cao hơn, xuất hiện nguy cơ sự móc nối của các đối tượng buôn lậu trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiêm Trưởng ban chỉ đạo 127 tỉnh Lạng Sơn thì hàng hóa sản xuất ở trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi hàng hóa Trung Quốc lại rất rẻ, mẫu mã đa dạng và đi được vào nhiều phân khúc thị trường.
"Nếu không thay đổi và có mạng lưới phân phối vững chắc thì hàng Việt Nam sẽ khó cạnh trạnh nổi," ông Bình nhấn mạnh.
Bắt bệnh phải trị tận gốc
Cũng theo ý kiến của nhiều chuyên gia, cách thức chống buôn lậu trong thời gian qua mới chỉ giải quyết được phần ngọn, tức là việc xử lý các vi phạm hiện nay vẫn chủ yếu trên khâu lưu thông, khi có tình hình phức tạp hoặc điểm nóng mới tiến hành ngăn chặn...
Trong khi các đầu nậu thường xuyên thay đổi cách thức hoạt động và thủ đoạn cũng ngày càng tinh vi hơn.
Ông Đỗ Thanh Minh, Phó Chi cục trưởng Hải quan Cốc Nam chia sẻ, dân buôn lậu đều hiểu rất rõ chức năng cụ thể của từng lực lượng được làm gì để “lách”, cụ thể, nếu phân công không rõ nhiệm vụ thì dù có nhiều lực lượng chống buôn lậu cũng sẽ không hiệu quả.
Do vậy việc phân công trách nhiệm cụ thể như: Khu vực biên giới thì bộ đội biên phòng kiểm soát chặt việc xuất nhập cảnh, phía cửa khẩu giao cho hải quan và cảnh sát hình sự thì xử lý các đốt tượng cố tình chống đối... Có như vậy, hiệu quả chống buôn lậu mới thấy được.
Tuy nhiên, cái gốc để ngăn chặn hàng lậu vẫn chính là nâng được sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước.
Theo ông Phan Thế Ruệ, nguyên thứ trưởng Bộ Thương Mại, muốn chống buôn lậu thì phải đảm bảo cân đối cung-cầu trong nước, hàng hóa sản xuất ra có thể cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.
"Từ thực tế từ mặt hàng bia và bột giặt... cho thấy khi hàng hóa trong nước đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thì hàng lậu vào cũng chẳng có ích gì vì không có lợi nhuận," ông Ruệ phân tích.
Cũng theo ông Ruệ, để chống buôn lậu cần làm tốt công tác dự báo, xem những mặt hàng nào năm nay có khả năng tràn vào Việt Nam nhiều.
Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế, ông cho rằng, bản thân các cơ quan chống buôn lậu cũng cần phải có bộ phận dự báo về buôn lậu, thậm chí chính xác là tuyến nào buôn lậu nhiều, mặt hàng nào buôn lậu nhiều và tổ chức buôn lậu được bố trí ra sao đều phải dự báo được trước.
Khi có những giải pháp trên thì việc xây dựng hàng rào kỹ thuật không vi phạm WTO kết hợp các biện pháp hành chính được làm bài bản từ đầu năm đến cuối năm là rất cần thiết.
“Chúng ta đã có rất nhiều đơn vị chống buôn lậu, nhưng nếu không có các biện pháp tổng thể như trên thì có đem rải quân khắp biên giới cũng khó đạt được hiệu quả,” ông Ruệ nhấn mạnh./.
Đức Duy (Vietnam+)