Trong bài viết đăng tải trên tuần báo Die Zeit (Đức), Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đã "phản pháo" những lời chỉ trích về việc ông đưa ra nhiều biện pháp khác nhau để đối phó với khủng hoảng, với lý lẽ rằng ECB đã thực hiện tất cả những gì có thể và các biện pháp mà ngân hàng đã thực hiện là phù hợp với tình hình kinh tế, tài chính hiện nay.
Trước đó, Đức đã nói rằng một loạt những biện pháp khẩn cấp mà ECB đã áp dụng ngay từ đầu khủng hoảng đang đe dọa làm tan rã khu vực đồng tiền chung này.
Trong bài viết trên, ông Draghi nhấn mạnh ECB sẽ làm mọi điều cần thiết để đảm bảo sự ổn định giá cả. ECB sẽ vẫn độc lập và hành động trong quyền hạn. Tuy nhiên, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, đôi khi ECB cũng nên vượt lên trên các công cụ chính sách tiền tệ chuẩn.
ECB được đánh giá là cơ quan quyền lực duy nhất ở châu Âu có khả năng "dập tắt ngọn lửa" khủng hoảng hiện nay.
ECB đã hạ lãi suất, bơm trên 1.000 tỷ euro (1,25 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng và tiến hành một chương trình gây nhiều tranh cãi là mua trái phiếu của các nước mang gánh nợ lớn, qua đó giúp những nước này giảm chi phí đi vay.
Tuy nhiên, gần đây ECB lại chịu sức ép mạnh mẽ về vai trò "đội chiếc mũ cứu hỏa" thêm một lần nữa qua việc tái khởi động kế hoạch mua trái phiếu của các chính phủ đang mắc nợ.
Hồi đầu tháng này, ông Draghi "đánh tiếng" rằng ECB có thể sẽ khôi phục chương trình mua trái phiếu tuy với điều kiện ngặt nghèo.
Động thái này của ECB ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, đặc biệt tại Đức, với lý do kế hoạch này đi ngược lại tinh thần của các hiệp ước trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Thống đốc Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) Jens Weidmann là trong số những người "lớn tiếng" nhất phản đối kế hoạch trên.
ECB trước đó đã nói rõ rằng ngân hàng này sẽ can thiệp vào các thị trường trái phiếu bằng nguồn vốn của các quỹ cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) là Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) và Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM).
Tuy nhiên, vấn đề là ESM chưa thể đi vào hoạt động nếu chưa được Đức "bật đèn xanh." Tòa án hiến pháp Đức dự kiến phải tới ngày 12/9 tới mới đưa ra quyết định về kế hoạch này.
Nghị viện châu Âu ngày 29/8 cho hay Chủ tịch ECB Mario Draghi, Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone (Eurogroup), Jean-Claude Juncker, và Ủy viên kinh tế EU, Olli Rehn, sẽ cùng trả lời chất vấn của các nhà lập pháp ủy ban kinh tế của Nghị viện châu Âu trong tuần tới./.
Trước đó, Đức đã nói rằng một loạt những biện pháp khẩn cấp mà ECB đã áp dụng ngay từ đầu khủng hoảng đang đe dọa làm tan rã khu vực đồng tiền chung này.
Trong bài viết trên, ông Draghi nhấn mạnh ECB sẽ làm mọi điều cần thiết để đảm bảo sự ổn định giá cả. ECB sẽ vẫn độc lập và hành động trong quyền hạn. Tuy nhiên, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, đôi khi ECB cũng nên vượt lên trên các công cụ chính sách tiền tệ chuẩn.
ECB được đánh giá là cơ quan quyền lực duy nhất ở châu Âu có khả năng "dập tắt ngọn lửa" khủng hoảng hiện nay.
ECB đã hạ lãi suất, bơm trên 1.000 tỷ euro (1,25 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng và tiến hành một chương trình gây nhiều tranh cãi là mua trái phiếu của các nước mang gánh nợ lớn, qua đó giúp những nước này giảm chi phí đi vay.
Tuy nhiên, gần đây ECB lại chịu sức ép mạnh mẽ về vai trò "đội chiếc mũ cứu hỏa" thêm một lần nữa qua việc tái khởi động kế hoạch mua trái phiếu của các chính phủ đang mắc nợ.
Hồi đầu tháng này, ông Draghi "đánh tiếng" rằng ECB có thể sẽ khôi phục chương trình mua trái phiếu tuy với điều kiện ngặt nghèo.
Động thái này của ECB ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, đặc biệt tại Đức, với lý do kế hoạch này đi ngược lại tinh thần của các hiệp ước trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Thống đốc Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) Jens Weidmann là trong số những người "lớn tiếng" nhất phản đối kế hoạch trên.
ECB trước đó đã nói rõ rằng ngân hàng này sẽ can thiệp vào các thị trường trái phiếu bằng nguồn vốn của các quỹ cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) là Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) và Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM).
Tuy nhiên, vấn đề là ESM chưa thể đi vào hoạt động nếu chưa được Đức "bật đèn xanh." Tòa án hiến pháp Đức dự kiến phải tới ngày 12/9 tới mới đưa ra quyết định về kế hoạch này.
Nghị viện châu Âu ngày 29/8 cho hay Chủ tịch ECB Mario Draghi, Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone (Eurogroup), Jean-Claude Juncker, và Ủy viên kinh tế EU, Olli Rehn, sẽ cùng trả lời chất vấn của các nhà lập pháp ủy ban kinh tế của Nghị viện châu Âu trong tuần tới./.
Như Mai (TTXVN)