Ngày 26/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hơn 300 cử tri quận 1 đã có mặt tại hội trường Bảo tàng Tôn Đức Thắng, tham dự buổi tiếp xúc. Sau khi lắng nghe đại biểu Trần Du Lịch, đại biểu Hoàng Hữu Phước báo cáo về kết quả của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 1; báo cáo về hoạt động giám sát của đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, các cử tri đều bày tỏ hoan nghênh kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa 13 đã làm việc hết sức nghiêm túc và hiệu quả; hoạt động của đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều đổi mới, chuyển tải cũng như giải quyết được nhiều ý kiến nguyện vọng của cử tri. Bên cạnh đó, các cử tri cũng bày tỏ sự chưa hài lòng với một số vấn đề còn tồn tại.
Cử tri Trần Văn Lai, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, cho biết theo dõi tình hình thời sự Quốc hội, người dân phấn khởi trước những chuyển biến của hoạt động Quốc hội trong công tác giám sát, lập pháp, quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. Tuy nhiên những chế định đề cập trong Luật đất đai vẫn chưa phát huy hiệu quả trong cuộc sống. Quốc hội cần có những chỉ đạo sát sao trong thực hiện Luật đất đai, không nên để xảy ra tình trạng dân khiến kiện. Đồng tình với phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng, ông Lai cũng đề nghị làm rõ khái niệm “lợi ích nhóm;" quan hệ giữa “lợi ích nhóm” và tham nhũng.
Cử tri Nguyễn Xuân Mậu, phường Nguyễn Thái Bình, bày tỏ, hiện mức lương cán bộ còn quá thấp. Dù năm 2013, lộ trình tăng lương đã có khởi động, tuy nhiên không đủ cho sinh hoạt cuộc sống người dân. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước thành công hay không, cán bộ cơ sở đóng vai trò quan trọng, do vậy, những đối tượng này cần được chăm lo.
Hoan nghênh Quốc hội thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu phê phê chuẩn, một số cử tri cho rằng cần có cơ chế quản lý, giám sát để ngăn ngừa hiệu quả tham nhũng, để làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, các cán bộ có chức, quyền cần làm tốt việc công khai tài sản. Các cơ quan báo chí phát huy hơn nữa vai trò thông tin trung thực khách quan, tham gia phòng chống tham nhũng.
Bày tỏ bức xúc về những quy định chưa hợp lý, gây khó khăn cho người dân, cử tri Nguyễn Thị Tuyết Vân, phường Cầu Kho, nhấn mạnh rằng vì sao tất cả các nguồn quỹ huy động đều dựa vào dân, từ xóa đói giảm nghèo, trật tự an ninh, phòng chống lụt bão… Vì vậy các chính sách ban hành phải nghĩ đến cuộc sống mưu sinh vất vả của đại bộ phận người dân.
Các cử tri cũng nêu kiến nghị công khai tình trạng doanh nghiệp kinh doanh xăng, làm rõ lỗ lãi; kiến nghị đổi mới các hình thức tiếp xúc cử tri nhằm để người dân trao đổi cởi mở hơn những điều cần đóng góp; kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm đến việc giảng dạy môn Lịch sử trong nhà trường, có giải pháp phòng chống tiêu cực xảy ra trong ngành tòa án.
Phát biểu tiếp thu ý kiến của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận những ý kiến tâm huyết và đầy trách nhiệm của cử tri với đất nước. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ niềm vui trước không khí tiếp xúc cử tri dân chủ cởi mở, người dân ngày càng tin tưởng Quốc hội đã hoạt động tích cực, mong muốn Quốc hội tiếp tục phúc quyết những vấn đề lớn của đất nước.
Nhấn mạnh quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11 và việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người có chức danh do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, Chủ tịch nước nêu rõ, đây là việc làm hệ trọng của cả hệ thống, nếu làm tốt, sẽ tạo chuyển biến tích cực.
Chủ tịch nước cho rằng đại biểu là do các cử tri bầu ra, nên những lá phiếu của đại biểu trong việc bỏ phiếu tín nhiệm cũng phải nghiêm túc thể hiện trách nhiệm trước dân. Các cử tri có quyền đòi hỏi sự chính trực trong chất lượng của mỗi lá phiếu. Để không phụ lòng tin của dân, công việc này phải được tiến hành nề nếp.
Chủ tịch nước nêu rõ, cử tri cần chuẩn bị ý kiến, nội dung góp ý, giúp đại biểu Quôc hội tham khảo trước khi bỏ phiếu, để mỗi ý kiến đều hợp lòng dân. Đề cập thắc mắc của cử tri về việc thực hiện kê khai tài sản của cán bộ công chức chưa mang lại hiệu quả, Chủ tịch nước cho rằng giải pháp đã có nhưng thực tế còn có những tồn tại, do cơ quan chức năng chưa làm tròn trách nhiệm. Bên cạnh đó, cũng còn những khó khăn khách quan như thanh toán bằng tiền mặt vẫn khá phổ biến, chưa qua ngân hàng, dẫn đến khó kiểm soát thu nhập.
Chủ tịch nhấn mạnh rằng trong công tác kiểm tra giám sát, sự công tâm của các cơ quan chức năng, phẩm chất của người đứng đầu là yếu tố quan trọng giúp cho việc thực thi chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đạt hiệu quả cao nhất; mong muốn người dân phát huy vai trò, cùng góp sức với cơ quan chức năng trong việc phòng chống tham nhũng.
Về kiến nghị làm rõ lợi ích nhóm, với tinh thần cầu thị, Chủ tịch nước mong rằng mỗi cử tri cần phát huy vai trò giám sát của nhân dân, phê phán những điểm gì chưa được, để các cán bộ biết và sửa chữa; giúp các cơ quan chức năng xử lý những cán bộ vi phạm. Đảng và Nhà nước luôn lắng nghe ý kiến đóng góp và góp ý của nhân dân. Với trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước khẳng định sẽ cùng với các đại biểu nỗ lực hết sức để không phụ lòng tin của cử tri.
Chủ tịch nước đề nghị đầu năm 2013, thời điểm lấy ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp, với truyền thống năng động,đổi mới, dân chủ, người dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng với làm tốt các mặt kinh tế xã hội sẽ quan tâm góp ý, giúp cho quá trình lấy ý kiến đạt kết quả./.
Hơn 300 cử tri quận 1 đã có mặt tại hội trường Bảo tàng Tôn Đức Thắng, tham dự buổi tiếp xúc. Sau khi lắng nghe đại biểu Trần Du Lịch, đại biểu Hoàng Hữu Phước báo cáo về kết quả của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 1; báo cáo về hoạt động giám sát của đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, các cử tri đều bày tỏ hoan nghênh kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa 13 đã làm việc hết sức nghiêm túc và hiệu quả; hoạt động của đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều đổi mới, chuyển tải cũng như giải quyết được nhiều ý kiến nguyện vọng của cử tri. Bên cạnh đó, các cử tri cũng bày tỏ sự chưa hài lòng với một số vấn đề còn tồn tại.
Cử tri Trần Văn Lai, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, cho biết theo dõi tình hình thời sự Quốc hội, người dân phấn khởi trước những chuyển biến của hoạt động Quốc hội trong công tác giám sát, lập pháp, quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. Tuy nhiên những chế định đề cập trong Luật đất đai vẫn chưa phát huy hiệu quả trong cuộc sống. Quốc hội cần có những chỉ đạo sát sao trong thực hiện Luật đất đai, không nên để xảy ra tình trạng dân khiến kiện. Đồng tình với phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng, ông Lai cũng đề nghị làm rõ khái niệm “lợi ích nhóm;" quan hệ giữa “lợi ích nhóm” và tham nhũng.
Cử tri Nguyễn Xuân Mậu, phường Nguyễn Thái Bình, bày tỏ, hiện mức lương cán bộ còn quá thấp. Dù năm 2013, lộ trình tăng lương đã có khởi động, tuy nhiên không đủ cho sinh hoạt cuộc sống người dân. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước thành công hay không, cán bộ cơ sở đóng vai trò quan trọng, do vậy, những đối tượng này cần được chăm lo.
Hoan nghênh Quốc hội thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu phê phê chuẩn, một số cử tri cho rằng cần có cơ chế quản lý, giám sát để ngăn ngừa hiệu quả tham nhũng, để làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, các cán bộ có chức, quyền cần làm tốt việc công khai tài sản. Các cơ quan báo chí phát huy hơn nữa vai trò thông tin trung thực khách quan, tham gia phòng chống tham nhũng.
Bày tỏ bức xúc về những quy định chưa hợp lý, gây khó khăn cho người dân, cử tri Nguyễn Thị Tuyết Vân, phường Cầu Kho, nhấn mạnh rằng vì sao tất cả các nguồn quỹ huy động đều dựa vào dân, từ xóa đói giảm nghèo, trật tự an ninh, phòng chống lụt bão… Vì vậy các chính sách ban hành phải nghĩ đến cuộc sống mưu sinh vất vả của đại bộ phận người dân.
Các cử tri cũng nêu kiến nghị công khai tình trạng doanh nghiệp kinh doanh xăng, làm rõ lỗ lãi; kiến nghị đổi mới các hình thức tiếp xúc cử tri nhằm để người dân trao đổi cởi mở hơn những điều cần đóng góp; kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm đến việc giảng dạy môn Lịch sử trong nhà trường, có giải pháp phòng chống tiêu cực xảy ra trong ngành tòa án.
Phát biểu tiếp thu ý kiến của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận những ý kiến tâm huyết và đầy trách nhiệm của cử tri với đất nước. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ niềm vui trước không khí tiếp xúc cử tri dân chủ cởi mở, người dân ngày càng tin tưởng Quốc hội đã hoạt động tích cực, mong muốn Quốc hội tiếp tục phúc quyết những vấn đề lớn của đất nước.
Nhấn mạnh quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11 và việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người có chức danh do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, Chủ tịch nước nêu rõ, đây là việc làm hệ trọng của cả hệ thống, nếu làm tốt, sẽ tạo chuyển biến tích cực.
Chủ tịch nước cho rằng đại biểu là do các cử tri bầu ra, nên những lá phiếu của đại biểu trong việc bỏ phiếu tín nhiệm cũng phải nghiêm túc thể hiện trách nhiệm trước dân. Các cử tri có quyền đòi hỏi sự chính trực trong chất lượng của mỗi lá phiếu. Để không phụ lòng tin của dân, công việc này phải được tiến hành nề nếp.
Chủ tịch nước nêu rõ, cử tri cần chuẩn bị ý kiến, nội dung góp ý, giúp đại biểu Quôc hội tham khảo trước khi bỏ phiếu, để mỗi ý kiến đều hợp lòng dân. Đề cập thắc mắc của cử tri về việc thực hiện kê khai tài sản của cán bộ công chức chưa mang lại hiệu quả, Chủ tịch nước cho rằng giải pháp đã có nhưng thực tế còn có những tồn tại, do cơ quan chức năng chưa làm tròn trách nhiệm. Bên cạnh đó, cũng còn những khó khăn khách quan như thanh toán bằng tiền mặt vẫn khá phổ biến, chưa qua ngân hàng, dẫn đến khó kiểm soát thu nhập.
Chủ tịch nhấn mạnh rằng trong công tác kiểm tra giám sát, sự công tâm của các cơ quan chức năng, phẩm chất của người đứng đầu là yếu tố quan trọng giúp cho việc thực thi chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đạt hiệu quả cao nhất; mong muốn người dân phát huy vai trò, cùng góp sức với cơ quan chức năng trong việc phòng chống tham nhũng.
Về kiến nghị làm rõ lợi ích nhóm, với tinh thần cầu thị, Chủ tịch nước mong rằng mỗi cử tri cần phát huy vai trò giám sát của nhân dân, phê phán những điểm gì chưa được, để các cán bộ biết và sửa chữa; giúp các cơ quan chức năng xử lý những cán bộ vi phạm. Đảng và Nhà nước luôn lắng nghe ý kiến đóng góp và góp ý của nhân dân. Với trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước khẳng định sẽ cùng với các đại biểu nỗ lực hết sức để không phụ lòng tin của cử tri.
Chủ tịch nước đề nghị đầu năm 2013, thời điểm lấy ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp, với truyền thống năng động,đổi mới, dân chủ, người dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng với làm tốt các mặt kinh tế xã hội sẽ quan tâm góp ý, giúp cho quá trình lấy ý kiến đạt kết quả./.
Hoàng Giang (TTXVN)