Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các thành phần kinh tế đang cùng nhau phát triển mạnh. Bên cạnh kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang có những đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước hiện nay và những năm tiếp theo.
Với cương vị là Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long, khi góp ý kiến vào dự thảo các Văn kiện Đại hội XI của Đảng, ông Trần Quốc Bình cho rằng: “trong nhiệm kỳ tới, Đảng cần tập trung xây dựng tổ chức đảng, phát triển mạnh đảng viên ở doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng là hết sức cần thiết”.
Đường lối đổi mới của Đảng bắt đầu từ Đại hội VI và tiếp tục được hoàn thiện dần qua các kỳ Đại hội tiếp theo. Về phát triển kinh tế, từ Đại hội IX, Đảng đã khẳng định: “chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Trong quá trình đổi mới đó, nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân đã có sự thay đổi căn bản so với trước đây. Thực tế phát triển của đất nước cũng cho thấy kinh tế tư nhân ngày càng phát triển, dần khẳng định vị trí, vai trò, vị thế trong nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế tư nhân đã và đang được Đảng xem là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, được đối xử và hoạt động bình đẳng như các khu vực kinh tế khác. Tại Đại hội X Đảng đã khẳng định: “kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.”
Thực tế hiện nay và những năm tiếp theo, sự tồn tại của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế đất nước vẫn là một yêu cầu khách quan và có vai trò động lực đối với sự phát triển đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Để lãnh đạo nền kinh tế đất nước nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng phát triển đúng định hướng Xã hội chủ nghĩa, hơn 20 năm thực hiện đổi mới vừa qua Đảng đã ban hành nhiều văn bản định hướng chiến lược phát triển các thành phần kinh tế gắn với công tác xây dựng Đảng.
Trong Chỉ thị 07-CT/TW, ngày 23/11/1996 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định rõ sẽ “tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân (gọi tắt là doanh nghiệp tư nhân) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.” Các tỉnh, thành phố trong cả nước đã có các giải pháp cụ thể thực hiện chủ trương này của Đảng phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương mình.
Việc phát triển đảng viên và tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân vừa là định hướng chiến lược của Đảng vừa được xem là công tác xây dựng hạt nhân chính trị giúp doanh nghiệp thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, qua khảo sát nắm tình hình, không phải đa số các chủ doanh nghiệp và người lao động đã có nhận thức đúng về vấn đề này. Vì vậy, theo ông Trần Quốc Bình, có 4 vấn đề Đảng cần phải quan tâm hơn trong nhiệm kỳ tới. Đó là:
Thứ nhất, công tác xây dựng, phát triển tổ chức Đảng và đảng viên cần phải được Đảng ủy khối phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương thực hiện ngay từ khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, củng cố vị trí cầm quyền của Đảng trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân.
Thứ hai, muốn đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp tư nhân đòi hỏi phải tăng cường công tác phân tích, thuyết phục, vận động, tuyên truyền để nâng cao nhận thức về Đảng cho các chủ doanh nghiệp, người lao động; sẵn sàng kết nạp người lao động, nhất là các chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng.
Đây được xem là “khâu then chốt” nhất vì chúng ta có giác ngộ được chủ doanh nghiệp làm cho họ có cảm tình với Đảng; giúp họ thấy sự cần thiết phải có tổ chức Đảng trong doanh nghiệp và có tổ chức Đảng thì hoạt động của doanh nghiệp thuận lợi hơn, phát triển hơn, thúc đẩy sản xuất ở doanh nghiệp hơn.
Thứ ba, khi xem xét các tiêu chí và bình xét thi đua, khen thưởng, cơ quan chức năng cần xem xét bình đẳng với tất cả doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân vì họ đều làm nghĩa vụ với Nhà nước như nhau, chỉ nên căn cứ vào hiệu quả của phong trào thi đua của doanh nghiệp.
Thứ tư, Trung ương nên nghiên cứu bổ sung vào Luật Doanh nghiệp về sự tồn tại của tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân và có chính sách ưu đãi cụ thể đối với doanh nghiệp khi có tổ chức Đảng trong doanh nghiệp. Đồng thời phải quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng trong việc đảm bảo lợi ích về chính trị đối với cá nhân người lao động và tổ chức cơ sở Đảng.
Đây là cơ sở để tổ chức đảng hoạt động hợp pháp, lâu dài trong doanh nghiệp. Có như vậy, đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp tư nhân mới tăng được về số lượng và chất lượng hoạt động, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với các thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt là đối với kinh tế tư nhân - thành phần kinh tế đang phát triển mạnh trong thời gian tới.
Riêng tại Vĩnh Long, Đảng ủy khối doanh nghiệp mới được thành lập từ tháng 7/2009 với 41 tổ chức cơ sở Đảng và có trên 1.100 đảng viên. Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, Vĩnh Long xem việc phát triển tổ chức Đảng trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là vấn đề cấp thiết nên trong Nghị quyết của Đảng bộ trong nhiệm kỳ 2010-2015 của Đảng ủy khối đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu thành lập thêm từ 3-5 tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các khu, tuyến công nghiệp trong tỉnh.
Ban Thường vụ Đảng ủy tập trung xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp vững mạnh. Trong số 2820 doanh nghiệp trong tỉnh Vĩnh Long hiện nay có 2.537 doanh nghiệp tư nhân và 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Qua đánh giá, khu vực kinh tế tư nhân thời gian qua đã đóng góp trên 83% GDP của tỉnh. Dự kiến, trong giai đoạn 2011-2015, khu vực kinh tế ngoài nhà nước ở tỉnh Vĩnh Long sẽ tăng trưởng bình quân 24,55%/năm so với giai đoạn 2006-2010 chỉ tăng trưởng bình quân 21,65%/năm./.
Với cương vị là Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long, khi góp ý kiến vào dự thảo các Văn kiện Đại hội XI của Đảng, ông Trần Quốc Bình cho rằng: “trong nhiệm kỳ tới, Đảng cần tập trung xây dựng tổ chức đảng, phát triển mạnh đảng viên ở doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng là hết sức cần thiết”.
Đường lối đổi mới của Đảng bắt đầu từ Đại hội VI và tiếp tục được hoàn thiện dần qua các kỳ Đại hội tiếp theo. Về phát triển kinh tế, từ Đại hội IX, Đảng đã khẳng định: “chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Trong quá trình đổi mới đó, nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân đã có sự thay đổi căn bản so với trước đây. Thực tế phát triển của đất nước cũng cho thấy kinh tế tư nhân ngày càng phát triển, dần khẳng định vị trí, vai trò, vị thế trong nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế tư nhân đã và đang được Đảng xem là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, được đối xử và hoạt động bình đẳng như các khu vực kinh tế khác. Tại Đại hội X Đảng đã khẳng định: “kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.”
Thực tế hiện nay và những năm tiếp theo, sự tồn tại của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế đất nước vẫn là một yêu cầu khách quan và có vai trò động lực đối với sự phát triển đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Để lãnh đạo nền kinh tế đất nước nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng phát triển đúng định hướng Xã hội chủ nghĩa, hơn 20 năm thực hiện đổi mới vừa qua Đảng đã ban hành nhiều văn bản định hướng chiến lược phát triển các thành phần kinh tế gắn với công tác xây dựng Đảng.
Trong Chỉ thị 07-CT/TW, ngày 23/11/1996 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định rõ sẽ “tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân (gọi tắt là doanh nghiệp tư nhân) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.” Các tỉnh, thành phố trong cả nước đã có các giải pháp cụ thể thực hiện chủ trương này của Đảng phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương mình.
Việc phát triển đảng viên và tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân vừa là định hướng chiến lược của Đảng vừa được xem là công tác xây dựng hạt nhân chính trị giúp doanh nghiệp thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, qua khảo sát nắm tình hình, không phải đa số các chủ doanh nghiệp và người lao động đã có nhận thức đúng về vấn đề này. Vì vậy, theo ông Trần Quốc Bình, có 4 vấn đề Đảng cần phải quan tâm hơn trong nhiệm kỳ tới. Đó là:
Thứ nhất, công tác xây dựng, phát triển tổ chức Đảng và đảng viên cần phải được Đảng ủy khối phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương thực hiện ngay từ khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, củng cố vị trí cầm quyền của Đảng trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân.
Thứ hai, muốn đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp tư nhân đòi hỏi phải tăng cường công tác phân tích, thuyết phục, vận động, tuyên truyền để nâng cao nhận thức về Đảng cho các chủ doanh nghiệp, người lao động; sẵn sàng kết nạp người lao động, nhất là các chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng.
Đây được xem là “khâu then chốt” nhất vì chúng ta có giác ngộ được chủ doanh nghiệp làm cho họ có cảm tình với Đảng; giúp họ thấy sự cần thiết phải có tổ chức Đảng trong doanh nghiệp và có tổ chức Đảng thì hoạt động của doanh nghiệp thuận lợi hơn, phát triển hơn, thúc đẩy sản xuất ở doanh nghiệp hơn.
Thứ ba, khi xem xét các tiêu chí và bình xét thi đua, khen thưởng, cơ quan chức năng cần xem xét bình đẳng với tất cả doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân vì họ đều làm nghĩa vụ với Nhà nước như nhau, chỉ nên căn cứ vào hiệu quả của phong trào thi đua của doanh nghiệp.
Thứ tư, Trung ương nên nghiên cứu bổ sung vào Luật Doanh nghiệp về sự tồn tại của tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân và có chính sách ưu đãi cụ thể đối với doanh nghiệp khi có tổ chức Đảng trong doanh nghiệp. Đồng thời phải quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng trong việc đảm bảo lợi ích về chính trị đối với cá nhân người lao động và tổ chức cơ sở Đảng.
Đây là cơ sở để tổ chức đảng hoạt động hợp pháp, lâu dài trong doanh nghiệp. Có như vậy, đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp tư nhân mới tăng được về số lượng và chất lượng hoạt động, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với các thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt là đối với kinh tế tư nhân - thành phần kinh tế đang phát triển mạnh trong thời gian tới.
Riêng tại Vĩnh Long, Đảng ủy khối doanh nghiệp mới được thành lập từ tháng 7/2009 với 41 tổ chức cơ sở Đảng và có trên 1.100 đảng viên. Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, Vĩnh Long xem việc phát triển tổ chức Đảng trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là vấn đề cấp thiết nên trong Nghị quyết của Đảng bộ trong nhiệm kỳ 2010-2015 của Đảng ủy khối đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu thành lập thêm từ 3-5 tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các khu, tuyến công nghiệp trong tỉnh.
Ban Thường vụ Đảng ủy tập trung xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp vững mạnh. Trong số 2820 doanh nghiệp trong tỉnh Vĩnh Long hiện nay có 2.537 doanh nghiệp tư nhân và 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Qua đánh giá, khu vực kinh tế tư nhân thời gian qua đã đóng góp trên 83% GDP của tỉnh. Dự kiến, trong giai đoạn 2011-2015, khu vực kinh tế ngoài nhà nước ở tỉnh Vĩnh Long sẽ tăng trưởng bình quân 24,55%/năm so với giai đoạn 2006-2010 chỉ tăng trưởng bình quân 21,65%/năm./.
Phạm Thị Bình (TTXVN/Vietnam+)